Aa

Giãn cách xã hội đã tạo ra sự dịch chuyển trong xu hướng vay tiền và mua sắm

Thứ Ba, 26/05/2020 - 15:06

Chính phủ có thể sẽ ban hành các chính sách đảm bảo và tăng việc làm cho phân khúc có thu nhập thấp cũng như ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng cho thị trường nói chung...

Chính phủ có thể sẽ ban hành các chính sách đảm bảo và tăng việc làm cho phân khúc có thu nhập thấp cũng như ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng cho thị trường nói chung, đặc biệt là những chính sách mở rộng khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, qua đó kích thích kinh tế phát triển và khuyến khích tiêu dùng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc Công ty tài chính Fe Credit cho biết, dịch Covid-19 không chỉ có tác động tiêu cực lên nhiều mặt đời sống ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, và công ty tài chính cũng không ngoại lệ.

PV: Xin ông cho biết nhu cầu vay tiêu dùng đầu năm đến nay như thế nào?

Dịch Covid-19 không chỉ có tác động tiêu cực lên nhiều mặt đời sống ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, và công ty tài chính cũng không ngoại lệ.

Ảnh hưởng của việc "giãn cách xã hội" trong tháng 4 vừa qua khiến tăng trưởng tổng dư nợ 3 tháng đầu năm 2020 của Fe Credit có sự giảm nhẹ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa nhu cầu đối với ngành tài chính tiêu dùng đang sụt giảm. Kết quả kinh doanh Quý 1/2020 của chúng tôi cho thấy tổng giá trị khoản vay tăng 1,7% so với cuối năm 2019 và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, trong quý 1/2020, chi tiêu qua thẻ tín dụng tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là chi tiêu mua sắm hàng tiêu dùng và giao dịch thương mại điện tử. Có thể thấy, thẻ tín dụng tiếp tục là động lực tăng trưởng của chúng tôi với hơn 2,3 triệu thẻ phát hành và tổng khoản phải thu đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, đóng góp 11% vào tổng danh mục khoản vay. Điều này chứng minh "giãn cách xã hội" và dịch bệnh đã thực sự tạo ra sự dịch chuyển trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng.

Công tác thu hồi nợ của công ty thì sao thưa ông?

Trong Quý 1/2020, công ty tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hiệu quả thu hồi nợ, song song sử dụng các công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro. So với cuối năm 2019, nợ xấu được cải thiện từ 6% còn 4,4%. Chi phí rủi ro duy trì ở mức như Quý 1/2019.

Mặc dù thị trường dự báo thời gian tới sẽ nhiều khó khăn cho các công ty tài chính tiêu dùng nhưng qua sự thể hiện của các con số, đội ngũ quản lý của công ty chúng tôi đã cho thấy năng lực trong việc xây dựng bộ sản phẩm mở rộng, nền tảng quản lý rủi ro nghiêm ngặt và ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Nhiều dự báo cho rằng nợ xấu sẽ gia tăng ở nhóm cho vay tiêu dùng, các ông đánh giá thế nào về ý kiến này? Thực tế ở công ty công tác thu hồi nợ quá hạn từ đầu năm tới nay ra sao?

Quý 1/2020, tỷ lệ nợ xấu của công ty cải thiện lên 4,4% so với 6% cùng kỳ năm 2019. Nỗ lực đáng ghi nhận này là kết quả của công tác quản trị rủi ro hiệu quả của công ty. Đồng thời, chúng tôi đã tập trung vào các khách hàng có các loại rủi ro tốt hơn như khách hàng hiện tại với lịch sử trả nợ tốt với các điều chỉnh phù hợp trong chính sách và triển khai các hành động cụ thể cho từng phân khúc danh mục đầu tư. Tất cả những nỗ lực này dường như đã được đền đáp trong thời gian khó khăn này và chúng tôi tin rằng đây là con đường phía trước.

Các công ty tài chính nhận định thế nào về nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân giai đoạn hậu Covid-19 thưa ông?

Chúng tôi không mong đợi sự tăng trưởng đột phá về nhu cầu tài chính tiêu dùng như những năm trước nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn thường nhật dù có đà chậm lại. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng sẽ tạo ra sự dịch chuyển từ sản phẩm cho vay truyền thống sang chi tiêu bằng thẻ tín dụng.

Sau dịch bệnh dự kiến có nhiều khách hàng bị hạ chuẩn tín dụng do không kịp trả nợ, đây có phải là khách hàng tiềm năng của các công ty tài chính? Làm thế nào để các doanh nghiệp đón đầu được lượng khách hàng này?

Là công ty tài chính tiêu dùng có thị phần lớn nhất trên thị trường, chúng tôi luôn có các mức xem xét khác nhau trong việc đánh giá tín dụng khách hàng. Chỉ cần những khách hàng vẫn nằm trong chuẩn xét duyệt của công ty thì họ vẫn được xem là khách hàng tiềm năng của chúng tôi.

Tuy nhiên, Thông tư 01/2020 /TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành vào tháng 3/2020 yêu cầu các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không hạ điểm tín dụng của khách hàng trong giai đoạn này, đồng thời cung cấp các chương trình miễn/giảm lãi, tái cơ cấu khoản vay cho những khách hàng đủ điều kiện.

Nghiêm túc chấp hành yêu cầu của NHNN, Fe Credit đã gia hạn thanh toán trong 3 tháng cho hơn 250.000 khách hàng có lịch sử trả nợ tốt và đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Chương trình này nhằm mục đích giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cũng thể hiện cam kết của Fe Credit là luôn đồng hành và hỗ trợ người dân Việt Nam vượt qua đại dịch.

Vậy các ông có chính sách ưu đãi như thế nào để hỗ trợ người vay không?

Như đã nói ở trên, từ tháng 3, Fe Credit đã chủ động thực hiện tái cơ cấu thời hạn khoản vay cho hơn 250.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch bằng cách gia hạn thanh toán, miễn giảm các khoản phí phạt trễ hạn. Đồng thời, công ty cũng đang xem xét mở rộng gói hỗ trợ cho khách hàng bao gồm tái cấu trúc nợ hay miễn phí phạt khi thanh toán trễ.

Ngoài ra, chúng tôi còn dự tính tung ra các gói vay lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ nhóm khách hàng có lịch sử trả nợ tốt để tạo động lực giúp khách hàng vượt qua khó khăn sau dịch bệnh.

Các chương trình này đều với mục đích mang lại lợi ích cho khách hàng và chúng tôi hy vọng phần nào giảm bớt những khó khăn mà khách hàng đang trải qua.

Còn về các sản phẩm tín dụng phục vụ khách hàng thì sao thưa ông? Các công ty tài chính liệu có thiết kế sản phẩm mới phù hợp với giai đoạn hậu Covid-19?

Đó chính xác là những gì mà Fe Credit đang thực hiện. Tuy không thật sự tạo ra sản phẩm mới nhưng chúng tôi đang lên kế hoạch cung cấp những sản phẩm có lãi suất ưu đãi nhất cho đối tượng khách hàng thuộc nhóm rủi ro thấp và có điểm tín dụng tốt. Các sản phẩm mới này được kỳ vọng là sự đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu vay tiêu dùng trong thời gian này đồng thời cũng là sự hỗ trợ mà chúng tôi mong mỏi đem đến cho cộng đồng.

Ông đánh giá sản phẩm cho vay nào sẽ phù hợp nhu cầu người dân nhất?

Chúng tôi đã chứng kiến sự dịch chuyển nhu cầu của người tiêu dùng từ các khoản vay mua trả góp điện thoại, xe máy sang vay tiền mặt và thẻ tín dụng trong thời gian gần đây. Như đã đề cập ở trên, sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu bán lẻ và thương mại điện tử được phản ánh qua tổng chi tiêu qua thẻ trong Quý 1/2020 là minh chứng cho sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng của khách hàng sau dịch Covid-19.

Chúng tôi chắc chắn sẽ nắm bắt lợi thế thay đổi bằng chiến lược tập trung phát triển sản phẩm thẻ tín dụng thành động lực tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, công ty cũng không ngừng đầu tư vào công nghệ và số hóa để nâng cấp quy trình phê duyệt khoản vay và thẻ tín dụng thông qua ứng dụng $NAP.

Gần đây có nhiều đề xuất với cơ quan quản lý để thúc đẩy cho vay cá nhân, từ góc độ là một nhà cung cấp dịch vụ, các ông có kiến nghị gì?

Nhằm bình thường hóa nền kinh tế, chúng tôi tin rằng chính phủ sẽ ban hành các chính sách đảm bảo và tăng việc làm cho phân khúc có thu nhập thấp cũng như ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng cho thị trường nói chung. Đặc biệt là những chính sách mở rộng khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Những khuyến nghị chính sách trên sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như đảm bảo đầu tư ổn định vào Việt Nam, qua đó khuyến khích tiêu dùng và cải thiện chất lượng tài sản.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top