Thống đốc Lê Minh Hưng: Kiểm soát chặt dòng vốn vào bất động sản và BOT
Về kiểm soát dòng vốn đổ vào bất động sản và các dự án BOT, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, vừa qua có một số các ngân hàng cho vay dự án BOT. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước thời gian vừa qua kiểm soát rất chặt chẽ những dòng tín dụng vào những lĩnh vực cho vay rủi ro có thể gây bất ổn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và một số dự án BOT.
Đối với BOT, hiện nay dư nợ tốc độ tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực BOT thấp hơn so với năm trước. Tỷ trọng tín dụng cho BOT chỉ chiếm khoảng 1,5% trong tổng dư nợ tín dụng tức là mức rất thấp và hiện nay nợ xấu được kiểm soát ở mức rất thấp.
"Tuy nhiên nhu cầu vốn rất lớn cho các dự án BOT. Vừa qua chúng tôi yêu cầu các tổ chức tín dụng là phải kiểm soát chặt các hoạt động tín dụng cho vay BOT và bất động sản", Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điểm mặt những thương vụ M&A bất động sản nổi bật trong quý III/2017
Báo cáo tình hình thị trường đầu tư Châu Á Thái Bình Dương quý III/2017 của Savills mới đây đã chỉ ra những thương vụ M&A tiêu biểu. Trong đó, các chủ đầu tư bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến các dự án phức hợp quy mô lớn bao gồm khu dân cư tại các thành phố lớn.
Theo khảo sát của Savills, trong tháng 9, quỹ đầu tư bất động sản VinaLand Limited được quản lý bởi VinaCapital, đã bán cổ phần tại VinaSquare, một khu dự án phức hợp rộng 3,1 ha nằm tại vị trí đắc địa quận 5 TP.HCM. Cổ phần này được VinaLand Limited mua từ hơn 10 năm trước và bán lại cho công ty bất động sản Trí Đức Real Estate với giá 41,2 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, dự án Mỹ Gia 182 ha, dự án khu đô thị lớn nhất tại Nha Trang, miền Trung Việt Nam, cũng đổi chủ từ VinaLand sang một nhà phát triển trong nước với giá 11 triệu đô la Mỹ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nguồn vốn hỗ trợ mới cho nhà ở xã hội sẽ đến từ đâu?
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2011-2020 cần khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 134.000 căn; Hà Nội khoảng 110.000 căn; Bình Dương 41.250 căn; Đồng Nai 36.700 căn; Đà Nẵng 11.500 căn... Theo kết quả thực hiện của các địa phương, đến nay chỉ mới thực hiện được khoảng 28% kế hoạch đã đề ra.
Tương tự, theo kết quả khảo sát từ Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM trong giai đoạn 2016 – 2020 thì có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhà ở xã hội. Trong đó, cán bộ công chức: 10.000; hộ thu nhập nghèo, cận nghèo: 39.000; lao động trong khu công nghiệp: 17.000; đa số trong các nhóm đối tượng đều chọn phương thức thuê mua nhà ở xã hội chiếm tỷ lệ từ 65% đến 94%.
Có thể thấy một thực tế là nhu cầu nhà ở của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp là rất lớn. Bởi vậy khi có gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ, cơ hội mua nhà của người thu nhập thấp đã mở rộng hơn. Tuy nhiên, cuối năm 2016 gói hỗ trợ kết thúc đồng nghĩa với câu chuyện về tiền vốn mua nhà cho người thu nhập thấp lại là bài toán đặt ra để đi tìm câu trả lời.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiểm tra hoạt động của Công ty Alibaba Tây Bắc sau cảnh báo khẩn cấp của HoREA
Trước khi có lệnh kiểm tra của Sở Xây dựng TP.HCM, vào ngày 15/11, những trang web chính thức của công ty Alibaba và website giới thiệu các dự án đất nền, khu đô thị mà Alibaba tự nhận mình là chủ đầu tư ở TP.HCM và Đồng Nai như diaocalibaba.com.vn; diaocalibaba.vn liên quan đến Công ty Cp Địa ốc Alibaba đã đồng loạt “đóng cửa”.
Thời điểm Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) ngày 14/11 có văn bản gửi các cơ quan chức năng TP.HCM cũng như cảnh báo đến người tiêu dùng về việc Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP.HCM (Công ty Alibaba Tây Bắc) có những thông tin sai sự thật về dự án Alibaba Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP.HCM), Ban quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Bắc cũng đã có văn bản số 358 về thông tin dự án đầu tư của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại khu đô thị Tây Bắc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội thất thu trên 6.000 tỷ đồng từ các dự án bất động sản: Đừng “mất bò với lo làm chuồng”
Theo TTCP, hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND thành phố khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư. Trong đó, tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng… để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nước bị thất ước khoảng trên 6 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số dự án được giao đất trong thời gian dài, nhưng sở, ngành không tham mưu trình UBND TP phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất, tuy nhiên vẫn đầu tư xây dựng, kinh doanh và bán căn hộ cho khách. Điển hình như lô đất CT 2 thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ do Công ty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư, số tiền sử dụng đất tạm tính hơn 733 tỷ đồng.