Aa

Khai thác Big Data cho hoạt động marketing bất động sản

Thứ Bảy, 29/09/2018 - 14:01

Khai thác Big Data cho hoạt động marketing bất động sản; Công ty liên quan Vạn Thịnh Phát bị kiện đòi gần 10 tỷ đồng; Biến nhà công sản thành nhà tư nhân; Minh bạch thông tin, cuộc đua mới của bất động sản;... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Khai thác Big Data cho hoạt động marketing bất động sản

Big Data dù mới xuất hiện, nhưng đã nhanh chóng trở thành thuật ngữ quan trọng được biết đến một cách rộng rãi. Chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá, nhưng Big Data cũng là một tập hợp dữ liệu lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể đảm nhận được.

Kể từ khi Internet xuất hiện cho đến nay, Big Data tăng trưởng mỗi ngày với lượng thông tin nhiều hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi Cách mạng 3.0 rồi Cách mạng 4.0 bùng nổ, Big Data càng phình to ra theo cấp số nhân.

Điều này khiến cho việc khai thác tổng thể Big Data trở nên khó khăn hơn rất nhiều, gần như không có cỗ máy nào có thể làm được điều đó.

Theo dự đoán của Gartner, dữ liệu doanh nghiệp (ở tất cả định dạng) sẽ tăng 650% trong vòng 5 năm tới. Còn theo IDC, lượng dữ liệu toàn thế giới tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng. Thông tin kỹ thuật số tăng gấp đôi sau mỗi 1,5 năm.

Năm 2011, trung tâm y tế lưu trữ lượng dữ liệu tương đương 1 tỷ terabyte. Dữ liệu như vậy, thường được gọi với thuật ngữ Big Data, cùng với sự ra đời của nó, đã tạo nên một thách thức với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà khoa học.

Thuật ngữ Big Data dùng để chỉ một tập dữ liệu với kích thước vượt qua khả năng lưu trữ của công nghệ cơ sở dữ liệu hiện tại. Đây là một lĩnh vực mới nổi, nơi công nghệ tiên tiến cung cấp các giải pháp thay thế trong việc giải quyết những vấn đề cố hữu xuất hiện khi làm việc với khối lượng dữ liệu khổng lồ, cung cấp những cách thức mới để tái sử dụng và trích xuất giá trị từ thông tin.

Nhìn vào cách định nghĩa về Big Data nêu trên ta thấy khá chung chung và mở. Vậy lý do gì khiến người ta nhắc tới nhiều như vậy? Big Data có giá trị gì?

Xem chi tiết tại đây.

Minh bạch thông tin, cuộc đua mới của bất động sản

Lĩnh vực bất động sản đang ghi nhận một cuộc đua khác, ngoài thu hút vốn, các cuộc chạy đua về mua bán, sáp nhập (M&A), đó là chạy đua về mức độ minh bạch thị trường.

Quá trình thử nghiệm ở các nước đã bắt đầu. Dubai có kế hoạch ghi lại tất cả các giao dịch bất động sản trên blockchain vào năm 2020. Estonia cũng đang sử dụng công nghệ này để xác thực các tài sản được đăng ký.

Theo Báo cáo minh bạch năm 2018 của JLL, báo cáo được khảo sát 100 thị trường bất động sản trên toàn cầu và chia thành 5 nhóm: Siêu minh bạch, minh bạch, bán minh bạch, kém minh bạch và không minh bạch.

Mức độ phổ cập Intenert tại VIệt Nam ở mức cao hàng đầu ASEAN.

Mức độ phổ cập Intenert tại VIệt Nam ở mức cao hàng đầu ASEAN.

Hiện Việt Nam đang đứng thứ 61 về chỉ số minh bạch bất động sản, xếp hạng cao nhất trong nhóm “Kém minh bạch” và đang ở ngưỡng quá độ lên nhóm “Bán minh bạch”. Việt Nam xếp hạng trên Sri Lanka, Myanmar... trong nhóm.

Minh bạch thông tin đang là xu hướng toàn cầu, được nhiều nước triển khai áp dụng và có được những cải thiện đột phá. Giờ đây, minh bạch không chỉ là yếu tố để so sánh đơn thuần, trên thực tế, nó đã mang lại những hiệu quả cụ thể.

Chỉ tính riêng nhóm “siêu minh bạch” trong bảng xếp hạng của JLL (bao gồm 11 thị trường) đã thu hút 75% lượng đầu tư bất động sản thương mại toàn cầu trong năm năm qua.

“Minh bạch là yếu tố then chốt trong việc đánh giá hoạt động hiệu quả của các thị trường”, ông Richard Bloxam, Giám đốc Thị trường vốn Toàn cầu của JLL nhận xét. 

Xem chi tiết tại đây.

Biến nhà công sản thành nhà tư nhân

Ông Lương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng; Sở TN&MT, UBND TP Phan Thiết khẩn trương rà soát, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng; đình chỉ việc thi công xây dựng đối với nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước mà ông V.V.C (ngụ khu phố 5, phường Bình Hưng, TP Phan Thiết) đã chiếm dụng.

Theo nguồn tin của chúng tôi, căn nhà mà ông V.V.C đang ở là thuê của Nhà nước từ năm 1987. Căn nhà này thời điểm đó chính quyền địa phương ra quyết định tịch thu giao cho công ty nhà đất quản lý. Tháng 7/2018, ông C. phá dỡ nhà cũ, xây nhà mới và khi xây đến tầng lửng thì bị phát hiện.

Rất nhiều người dân ở cùng khu phố cho biết sở dĩ ông C. mạnh dạn xây nhà kiên cố trên đất Nhà nước quản lý là do đã được “chống lưng”. Qua tìm hiểu bất ngờ được biết, ngày 15/8/2016 UBND TP. Phan Thiết đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ 032985 cho ông V.V.C , thửa đất số 496, tờ bản đồ số 20, diện tích đất 62,2 m2.

Đến ngày 10/10/2016, ông C. ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con ruột là ông V.V.L. Hợp đồng này được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Thuận công chứng và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CG 407322 ngày 18/5/2017 cho ông V.V.L.

Sau đó ngày 18/7/2018, UBND TP. Phan Thiết đã cấp giấy phép xây dựng cho ông V.V.L. và ông L. đã tổ chức thi công xây dựng nhà mới trên phần diện tích nhà, đất căn nhà thuộc sở hữu nhà nước nói trên.

Xem chi tiết tại đây.

Công ty liên quan Vạn Thịnh Phát bị kiện đòi gần 10 tỷ đồng

Theo hồ sơ vụ kiện, ngày 23/4/2015, ông Fields nhận được thư mời của WMC vào làm việc tại vị trí quản lý tòa nhà Times Square và Union Square. Thời gian thử việc là 3 tháng, từ 20/8/2015 đến 20/11/2015. Theo thỏa thuận, trong thời gian thử việc, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng, bằng cách thông báo cho bên kia trước 1 tháng.

Hết thời gian thử việc, WMC không đưa ra đánh giá kết quả cũng như không ký hợp đồng chính thức với ông Fields. Đến ngày 26/11/2015, WMC mới gửi thông báo cho ông Fields có nội dung thử việc không đạt yêu cầu và không nhận vào làm việc.

Không đồng ý với ý kiến này của WMC, ông Fields đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu công ty giải trình và thu hồi quyết định. Do phía WMC không có động thái giải quyết nên ngày 29/7/2016, ông Fields đã làm đơn khởi điện đến TAND quận 1.

Tại tòa, nguyên đơn yêu cầu phía WMC phải bồi thường gần 10 tỷ đồng cho nhiều khoản thiệt hại. Trong đó có khoản tiền hơn 9 tỷ đồng cho những ngày ông Fields không được làm việc, từ 20/10/2015 đến ngày 26/9/2018.

Tuy nhiên, phía bị đơn cho rằng, trong quá trình thử việc ông Fields không hoàn thành công việc theo thỏa thuận, không tuân thủ thời gian làm việc cũng như vi phạm quy định về chấm công, nên không tiếp tục ký hợp đồng lao động chính thức.

Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên bác hầu hết yêu cầu của nguyên đơn. Phía ông Fields cho biết, không đồng tình với bản án này và sẽ tiếp tục kháng cáo lên TAND TP.HCM.

Xem chi tiết tại đây.

Mua nhà tại dự án đang thế chấp ngân hàng: Đáng sợ đến đâu?

Theo tìm hiểu chúng tôi, việc thế chấp dự án bất động sản cho ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh bất động sản bởi Luật Nhà ở hiện cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn đầu tư dự án đó.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 147 Luật Nhà ở 2014 thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Trong trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.

Do vậy, chủ đầu tư dự án đã bị thế chấp vẫn được quyền bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà ở của dự án với điều kiện phải được ngân hàng nhận thế chấp có văn bản chấp thuận; Người mua nhà tại các dự án đã bị thế chấp ngân hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản của ngân hàng chấp thuận cho chủ đầu tư được bán nhà, căn hộ hình thành trong tương lai để huy động vốn.

Điều 19, Nghị định 99/2015/NĐ-CP cũng quy định về dự án đang bị thế chấp vẫn được coi là đủ điều kiện nếu "bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp thống nhất việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó.

Mặc dù thế chấp dự án là hoạt động huy động vốn bình thường của các doanh nghiệp BĐS nhưng để đảm bảo quyền lợi cho mình, các chuyên gia khuyên người mua nhà cần xem xét kỹ điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng… 

Xem chi tiết tại đây.

Giá đất tăng cao giao dịch phải cẩn trọng

Theo khảo sát của phóng viên tại địa bàn các quận Hải An, Lê Chân, Hồng Bàng, huyện Thủy Nguyên giá đất nền đang có dấu hiệu tăng. Đáng chú ý là các khu vực triển khai các dự án lớn, có nơi, đất nền tăng gấp đôi giá so với thời điểm này năm 2017.

Cụ thể tại quận Lê Chân, nơi có dự án khu đô thị ven sông Lạch Tray (Water Front City), dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, dự án Trung tâm thương mại AEON MALL Hải Phòng, đang đẩy giá đất nền khu vực này lên khá cao. 

Trục đường nhánh của đường Võ Nguyên Giáp, các khu đất đối diện Bệnh viện Y học biển, khu vực đường Quán Nam giá đất dao động từ 30 - 45 triệu đồng/m2. Hay như trục đường Thiên Lôi, phường Kênh Dương, khi hệ thống cống hộp đang dần hoàn thiện, xóa tan đi hình ảnh nhếch nhác, ô nhiễm trước kia, giá đất nền tại đây tăng gấp đôi, khoảng 30 triệu đồng/m2, trong khi thời điểm đầu năm 2017, khu vực này chỉ dao động từ 13-15 triệu đồng/m2.

Tại quận Hải An, dọc tuyến đường nhánh của đường Lê Hồng Phong, gần ngã tư BigC, khu vực gần Trường THPT chuyên Trần Phú, giá một số lô đất nằm yên tĩnh 6 - 7 năm nay, hiện cũng vọt lên 30 - 40 triệu đồng/m2, dù hiện trạng vẫn chỉ là khu đất trống, hạ tầng chưa có nhiều thay đổi. Ở các phường Đằng Lâm, Đằng Hải, Thành Tô (quận Hải An) nơi quỹ đất xây dựng còn khá nhiều, các lô đất ở rục rịch tăng giá từ sau Tết Nguyên đán.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top