Bàu Bàng thành “thủ phủ” công nghiệp của Bình Dương
Huyện Bàu Bàng những năm gần đây nổi lên như một “thủ phủ” công nghiệp mới của tỉnh Bình Dương. Tính đến năm 2020, diện tích khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện là trên 1.092ha. Theo quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn huyện sẽ có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích đất là 6.796,80ha, tăng gấp 6,2 lần so với hiện nay.
Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) đã giúp huyện Bàu Bàng thay đổi cơ cấu kinh tế với công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ. Theo UBND huyện Bàu Bàng, tính đến nay, tính lũy kế đến tháng 4/2022, trên địa bàn huyện có 1.257 dự án, trong đó đầu tư trong nước 1.042 dự án, với tổng vốn đăng ký 40.451 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 215 dự án, với tổng vốn đăng ký gần 5 tỷ đô la Mỹ.
Ông Võ Thành Giàu, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng, cho biết KCN Bàu Bàng nói riêng và các KCN khác đang giúp địa phương phát triển nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, đưa giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng bình quân hàng năm 21,31%.
Để hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đã được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua, dự báo nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng trên địa bàn huyện Bàu Bàng tăng khá nhanh. Diện tích đất phát triển hạ tầng đến năm 2030 trên địa bàn huyện là 3.684,62ha, tăng gần gấp 2 lần so với hiện trạng năm 2020.
Hiện nay, vùng đất này như một đại công trường với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống tiện ích xã hội… Dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng đang đổ mạnh vào Bàu Bàng kéo theo dân cư sôi động, kinh doanh mua bán sầm uất. Chỉ trong vài năm qua, Bàu Bàng đã chuyển mình thay đổi diện mạo, trở thành một trung tâm kinh tế - công nghiệp theo hình mẫu các thành phố Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một trước đây.
Nhà phố thương mại - shophouse được nhà đầu tư săn lùng
Với sự phát triển về công nghiệp, Bàu Bàng được nhiều chuyên gia đánh giá là thị trường giàu tiềm năng về bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà phố thương mại (shophouse). Nhiều chuyên gia, dân địa phương đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm nhà phố đáp ứng được các tiêu chí sống hiện đại, kinh doanh tốt hay có thể khai thác cho thuê, song vẫn đáp ứng được đầy đủ tiện ích xung quanh.
Ghi nhận thị trường cho thấy, các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm mạnh các sản phẩm nhà phố thương mại - shophouse theo thông tin về khu công nghiệp. Các dự án có sản phẩm ra hàng tỉ lệ tiêu thụ khá cao, thậm chí cháy hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nguồn cung shophouse tại Bàu Bàng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu.
Nguồn cung mới nhất ở khu vực này hiện chỉ có dãy nhà phố thương mại – shophouse thuộc dự án khu nhà ở Thăng Long 2 do Thanh Phát phát triển. Các sản phẩm ở dự án này đã bán gần hết rổ hàng chỉ trong thời gian giai đoạn đầu mở bán, hiện đang "bán vét" sản phẩm còn lại.
Sở dĩ dãy nhà phố thương mại - shophouse thuộc dự án Thăng Long 2 "hút" người mua bởi dự án toạ lạc trong tam giác khu công nghiệp lớn tại phía Bắc Bình Dương là khu công nghiệp Bàu Bàng (3.166 ha), khu công nghiệp Tân Bình (352,5 ha) và khu công nghiệp Cây Trường (700 ha). Nhờ vậy, các căn shophouse ở đây dự kiến sẽ đón một lượng lớn chuyên gia, kỹ sư từ khu công nghiệp đến sinh sống và làm việc.
Dãy nhà phố thương mại - shophouse thuộc dự án khu nhà ở Thăng Long 2 được đánh giá có tiềm năng đầu tư bởi giá trị ban đầu thấp, có khả năng tăng giá. Đơn vị phát triển Thanh Phát còn đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn, chỉ cần thanh toán 40% giá trị tài sản, người mua đã có thể sở hữu căn nhà phố thương mại, còn lại 60% chờ đến khi nhận sổ thanh toán. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể nhận nhà khai thác kinh doanh hoặc ở ngay khi chỉ thanh toán 70%.
Nhiều nhà đầu tư đánh giá dãy nhà phố thương mại - shophouse thuộc dự án khu nhà ở Thăng Long 2 đáp ứng tối đa kỳ vọng của nhà đầu tư bởi giá trị đầu tư thấp, tiềm năng tăng giá mạnh. Đặc biệt, khả năng khai thác cho thuê dòng sản phẩm này sẽ được đảm bảo, từ đó kéo theo lợi nhuận đầu tư được tối ưu.
Cũng toạ lạc ở khu vực Bàu Bàng, 60 căn shophouse tại dự án Phúc An Ashita tọa lạc giáp mặt tiền QL13, kết nối trực tiếp với TP.HCM – Vùng Tàu – Đồng Nai và các tỉnh Tây Nguyên đang làm nóng thị trường bất động sản khu vực này.
Ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản nói rằng, bất động sản tại các khu vực vùng ven, cạnh các khu công nghiệp – nơi có những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đang triển khai, tiềm năng tăng trưởng tốt được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, vì có thanh khoản cao. Sở dĩ nhiều nhà đầu tư mạnh tay rót tiền vào bất động sản ven khu công nghiệp là bởi tiềm năng từ khai thác cho thuê (nhà xưởng, nhà trọ, nhà phố), kinh doanh buôn bán...
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cũng nhận định, phát triển hạ tầng và khu công nghiệp mới đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội cho kinh tế - xã hội địa phương, từ đó kéo theo sự phát triển ăn theo của thị trường bất động sản khu vực đó. Nhiều nhà đầu tư "nhạy bén" thường vào đón đầu các khu vực định hướng phát triển khu công nghiệp mới, đang ở giai đoạn đầu phát triển, thậm chí biên lợi nhuận đầu tư có thể gấp nhiều lần so với các khu vực đã bão hòa khu công nghiệp. Đây cũng là xu hướng mà các nhà đầu tư tận dụng để bỏ dòng tiền an toàn trong bối cảnh biến động.
"Những bất động sản ăn theo các khu công nghiệp trở thành hướng đầu tư mới. Các ông lớn đổ tiền vào bất động sản công nghiệp kéo theo các nhà máy, công xưởng, người lao động đổ về làm việc. Nhu cầu về bất động sản an cư, kinh doanh gần khu công nghiệp tăng mạnh. Theo đó, làn sóng đầu tư bất động sản ven khu công nghiệp sẽ trở thành xu hướng, phát triển mạnh trong thời gian tới", chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, thị trường Bàu Bàng được chuyên gia dự báo cần thêm một lượng lớn nguồn cung nhà phố thương mại để phục vụ cho giới chuyên gia và người giàu địa phương../.