Aa

Không khí khẩn trương tại "chợ báo giấy" mỗi sáng ở Thủ đô

Thứ Năm, 13/08/2020 - 06:00

Từ 4 giờ sáng, hàng chục người ngồi trải dọc khắp vỉa hè phố Đinh Lễ, Đinh Tiên Hoàng thoăn thoắt phân loại các đầu báo và nhẩm đếm từng tờ. Đây là công việc hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm mà ít ai biết đến.

Khi thành phố chưa lên đèn và mọi người còn chìm trong giấc ngủ say thì những người làm nghề phát hành báo đã sẵn sàng để bước vào một ngày làm việc hiệu quả. Họ tập trung đông đúc trước cổng những nhà in báo.
Khi thành phố chưa lên đèn và mọi người còn chìm trong giấc ngủ say thì những người làm nghề phát hành báo đã sẵn sàng để bước vào một ngày làm việc hiệu quả. Họ tập trung đông đúc trước cổng những nhà in báo.
Rải báo ra vỉa hè để soạn là công việc thường ngày của mọi người ở nơi đây. Tất cả đều tập trung cao độ để tránh bị nhầm lẫn.
Rải báo ra vỉa hè để soạn là công việc thường ngày của mọi người ở nơi đây. Tất cả đều tập trung cao độ để tránh bị nhầm lẫn.
Mỗi người một công một việc. Từng đôi bàn tay cứ thoăn thoắt xếp báo, phân loại đầu báo và đóng gói vận chuyển.
Những người làm nghề phát hành báo chí phải chạy đua với thời gian.
Những người tham gia công việc phát hành báo chủ yếu là những người lớn tuổi đã về hưu. Thu nhập từ công việc này cũng chẳng là bao nhưng với họ, được gặp và giao lưu cùng mọi người mới chính là mục đích, là niềm vui của tuổi "xế chiều". 
Một người lính già đã về hưu - bác Phạm Ngọc Hồi (67 tuổi) đã có 22 năm làm nghề phát hành báo chí. Sau khi nghỉ hưu, để thời gian không trôi đi lãng phí, bác vẫn tiếp tục với công việc của người lính trẻ năm xưa. Theo bác Hồi, với tốc độ phát triển của Internet hiện nay, người dân đã ít mua báo giấy để đọc. Dịp người dân mua báo nhiều nhất vào đợt Tết, nghỉ hè, ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 và những ngày lễ trọng đại của đất nước.
Công việc thú vị vào buổi sáng sớm cũng thu hút vài người bạn trẻ tham gia một cách hào hứng và nhiệt tình. Vỉa hè chỉ toàn báo là báo, người đứng, kẻ ngồi, còn báo thì la liệt khắp nơi.
Những đôi bàn tay in màu đen mực vẫn thoăn thoắt sắp xếp tờ báo sao cho thật ngăn ngắn và cẩn thận.
Các tờ báo sau khi được phân loại đóng gói xong sẽ được đưa đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, một số sạp báo bán lẻ...
Gắn bó với công việc này đã 28 năm, bác Dương Trọng Hà (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) chia sẻ: "Đây là công việc yêu thích và cũng là cái nghề của tôi mỗi buổi sáng. Nếu đã xác định gắn bó với nghề này, thì mỗi người phải thật tỉ mỉ, biết sắp xếp, phân loại các đầu báo một cách gọn gàng, không được để nhàu nát hay nhầm trang. Thù lao cũng chẳng đáng là bao nhưng nhờ vậy tôi vẫn giữ nét văn hóa đọc báo xưa".
Trước cửa bưu điện tại phố Đinh Tiên Hoàng, ai ai cũng tập trung cao độ, làm nhanh chóng để đưa thông tin cập nhật, "nóng hổi" đến với bạn đọc. Từ những "trung tâm phát hành báo chí vỉa hè" này, các đầu báo sẽ toả đi khắp Thủ đô để đảm bảo các tờ báo đến tay người đọc trước 7 giờ sáng.
Với những người làm nghề phát hành báo lâu lắm, nhìn những tờ báo phẳng phiu, thơm mùi mực, mùi giấy mới được đưa đi khắp nơi cũng là niềm vui. Tuy đơn giản nhưng công việc này chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc vì báo giấy vẫn là nguồn cấp tin đáng tin cậy với độc giả. 
Mỗi người đi làm đều mang một túi nhỏ hoặc bao lô để đựng quyển sổ nhỏ và bút nhằm ghi chép lại những đầu báo được xuất đi. 3 triệu đồng là thu nhập của mỗi người khi gắn bó với công việc này.
Tất cả quá trình phân loại báo chỉ diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ. Những chồng báo được bao gói cẩn thận và vận chuyển nhanh chóng đến các đơn vị và bạn đọc.
Một sạp báo nhỏ trên phố Hàng Trống - một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội đã tồn tại được hơn 30 năm. Sạp báo là hình ảnh của hiện tại nhưng cũng gợi đầy hoài niệm xưa cũ.
Một số người dân Hà Nội xưa vẫn giữ nét văn hóa đọc báo giấy. Họ luôn cập nhật tin tức thời sự trong nước, quốc tế và cuộc sống cứ thế trôi qua một cách bình dị, an nhiên. Mỗi tờ báo đến tay độc giả là mang theo niềm vui của cả người viết và người làm công tác phát hành.
Những tờ báo sau đó được vận chuyển đến các sạp báo vỉa hè. Chị Lan (phố Hoa Lư, TP. Hà Nội) tâm sự: "Giờ bán báo giấy không còn bán chạy như trước nữa, công nghệ đang ngày càng phát triển nên người mua báo giấy tập trung chủ yếu ở các cụ cao niên, người lớn tuổi chứ thanh niên ít bạn đọc lắm".
Trong thời đại 4.0, báo giấy không còn phải là sự lựa chọn quen thuộc hàng đầu của lượng lớn độc giả Việt Nam, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sống riêng biệt của những tờ báo giấy. Những góc phố, ngóc ngách của Thủ đô sẽ bớt thi vị nếu vắng tiếng rao báo lanh lảnh hay vắng những sạp báo giản dị nằm lấp ló mỗi góc đường...


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top