Sau "lướt sóng" đặc khu kinh tế, dòng tiền đổ về đâu?
Sau thời gian kiếm được nhiều món lời "khủng" từ các đặc khu tương lai, nhiều nhà đầu tư đang rậm rịch rút vốn và mang tiền về "rót" vào những sản phẩm khác tiềm năng không kém.
Kể từ lúc thông tin Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) được đề xuất trở thành đặc khu kinh tế, cơn sóng đổ tiền đầu tư vào nơi đây dần trở nên sôi động và tăng mạnh ở thời điểm sau Tết.
Trong mắt nhiều nhà đầu tư, cơ hội kiếm tiền “khủng” nhiều năm mới có một lần đã tới cùng sự kỳ vọng các đặc khu kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ với hàng loạt cơ chế đặc thù. Áp dụng chiến thuật “đi trước đón đầu” ở một nơi được đự đoán là mức độ sinh lời cao, cộng thêm sự mờ mịt về thông tin quy hoạch chi tiết, đã trở thành lợi thế cho các nhà đầu tư khi tham gia "lướt sóng" và đẩy giá đất tại các đặc khu lên cao. Cũng bởi việc đẩy chênh giá, thông tin quảng cáo truyền tai nhau liên tục nên giá đất đặc khu liên tục tăng theo cấp số nhân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Người dân mua nhà ở xã hội lại được tiếp cận với nguồn vốn vay mới
Ngày 3/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 370/QĐ – TTG về lãi suất cho vay gói tín dụng theo Nghị định 100/2015/NĐ – CP. Theo đó, vốn nhà nước cấp cho Ngân hàng chính sách là 500 tỷ đồng và vốn ngân hàng chính sách tự huy động là 500 tỷ đồng nâng tổng vốn gói vay lên 1.000 tỷ đồng.
Kế hoạch giải ngân 1.000 tỷ đồng đối với chương trình cho người thu nhập thấp vay ưu đãi mua nhà ở xã hội cũng đã được Chính phủ thông qua ngay sau đó .Việc giải ngân gói vay 1.000 tỷ đồng sẽ được cho vay với lãi suất 4,8%/năm. Đây được coi như tín hiệu mừng đối với các cán bộ, công nhân viên chức trẻ, người có thu nhập thấp có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn vay mới và có cơ hội để được “an cư lạc nghiệp”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao SHS đặt kế hoạch thận trọng trong năm 2018?
Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 vào ngày 24/4/2018. Tại đại hội, các cổ đông của SHS đã được nghe ban lãnh đạo trình bày một số nội dung quan trọng như báo cáo của Ban Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh năm 2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2018.
Năm 2017, tổng doanh thu của công ty đạt 1.093,7 tỷ đồng, tăng 93,3% so với thực hiện năm 2016 và hoàn thành vượt 74,7% kế hoạch, lãi trước thuế là 450,7 tỷ đồng, tăng 420,4% so với thực hiện năm 2016, hoàn thành vượt 267,4% so với kế hoạch và cũng là mức lợi nhuận lớn nhất kể từ khi thành lập cho tới nay. Thị phần môi giới của SHS tiếp tục tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, xếp thứ 2 về thị phần môi giới tại sàn HNX và duy trì vị trí trong Top 7 tại sàn HOSE.
Kết quả này khiến nhiều cổ đông kỳ vọng công ty sẽ đưa ra được những kế hoạch tham vọng trong tương lai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án Felisa Riverside quảng cáo sai sự thật: Chủ đầu tư đổ lỗi cho sàn giao dịch
Thời gian qua, tại sàn giao dịch bất động sản cùng các trang mạng bán hàng, dự án Felisa Riverside được các nhân viên môi giới "thổi phồng" là nơi tích hợp tiện ích và không gian sống hoàn hảo. Theo tìm hiểu, dự án nằm tại số 99 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8, TP.HCM. Felisa Riverside gồm 2 tòa nhà, mỗi tòa gồm 15 tầng, với gần 300 căn hộ, diện tích mỗi căn từ 45-68m2, giá chỉ từ 24 triệu đồng/m2 (khoảng 1,1 - 1,6 tỷ đồng/căn tùy diện tích). Dự kiến, đến quý IV năm 2019, khách hàng sẽ được bàn giao nhà.
Đáng chú ý, mặc dù chỉ nằm trên diện tích 3.500m2 nhưng chủ đầu tư đã gom toàn bộ những tiện ích của một khu đô thị lớn mang về để đặt vào Felisa Riverside như: Quảng trường, Khu sinh hoạt sân thượng, Khu sinh hoạt chung dân cư, Khu vui chơi thiếu nhi ngoài trời, Khu Café, Hồ bơi, Phòng tập Yoga, Phòng tập GYM cao cấp, Siêu thị Mini, Trung tâm thương mại...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiếm lời từ nhà nát, coi chừng ‘đứt tay’
Không dám đầu tư vào phân khúc đất nền đang sốt xình xịch vì sợ phỏng tay, cũng chẳng để tâm tới phân khúc căn hộ vì chê biên độ lợi nhuận thấp, giữa cơn sốt đất hiện nay, không ít nhà đầu tư lại chọn phân khúc “xưa như trái đất”: Săn nhà nát! Thế nhưng không phải ai cũng dễ dàng thu được lợi nhuận bởi đây là phân khúc đặc thù, cơ hội thu lời cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chủ một căn nhà nát, chị Huyền Trâm, kể: “Tôi mua căn nhà 50 m2 tại đường 16, khu phố 2, Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 với giá 700 triệu vào năm 2013. Tới năm 2017 tôi muốn chuyển sang chung cư nên bán lại cho bà Tâm được 950 triệu. Nếu tính chi phí tiền lãi vay ngân hàng trong suốt bốn năm thì xem như huề vốn mua căn nhà đó.