Bối cảnh lịch sử của Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng
Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng là kiến trúc của giai đoạn giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17 ở các vùng khác nhau của châu Âu, thể hiện một sự hồi sinh và phát triển của một số yếu tố của tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại và văn hóa vật chất có ý thức.
Phong cách, kiến trúc Phục Hưng theo kiến trúc Gothic và được kế tục bởi kiến trúc Baroque. Phát triển đầu tiên tại Florence, phong cách thời Phục hưng nhanh chóng lan sang các thành phố khác của Ý và dần lan chuyển đến Pháp, Đức, Anh, Nga và các bộ phận khác của châu Âu vào những thời điểm khác nhau, với mức độ tác động khác nhau.
Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa. Những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai trò và vị trí của con người được khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này.
Con người được coi như bản sao hình ảnh của thánh thần. Bắt đầu từ thế kỷ 15 xuất hiện những tham vọng về khả năng phát triển, sự sáng tạo hài hòa và duy lý của con người, để ganh đua với quyền năng của thánh thần. Giai đoạn này chứng kiến sự nở rộ của những tài năng như Leonardo da Vinci, Raphael và đặc biệt là Michelangelo.
Đặc điểm của phong cách kiến trúc thời Phục Hưng
Phong cách Phục Hưng nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ, hình học và tính hợp lệ của các bộ phận như họ được thể hiện trong kiến trúc của thời cổ đại và đặc biệt là La Mã cổ đại. Sắp xếp có trật tự của cột, pilasters và các rầm đỡ, cũng như việc sử dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và aedicules thay thế các hệ thống có tỷ lệ phức tạp và các biên dạng bất thường của các tòa nhà thời trung cổ.
Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh vẻ đẹp của con người (chủ nghĩa nhân thế) và đẩy mạnh việc dùng số học và hình học để xác định tỷ lệ của công trình. Các kiến trúc sư Phục Hưng tiếp tục phát triển những tỷ lệ toán học chuẩn mực trong thời cổ đại mà Pythagore đã tìm ra trước đây như: 1:1, 1:2, 2:3, 3:4, đây là những tỷ lệ cơ sở để kiến tạo vẻ đẹp cho không gian.
Dưới đây là một số đặc điểm cụ thể:
Mặt tiền
Mỗi một công trình đều có 1 trục thẳng trung tâm và mặt tiền sẽ được bố trí đối xứng với trục thẳng đó. Tùy vào thiết kế nhà thờ, các công trình dân dụng, nhà ở mà mặt tiền sẽ được xây dựng theo các quy chuẩn khác nhau.
Cung
Cung chính là thiết kế điểm nhấn tạo nên sự mềm mại cho các công trình kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Cung là thiết kế nửa hình tròn và thường thường được sử dụng ở khu vực hành lang lối đi trong nhà.
Vòm
Vòm cong là 1 trong những điểm khác biệt nổi bật nhất của thiết kế Phục Hưng so với thiết kế Gothic trước kia. Vòm được thiết kế nửa hình tròn là vòm cong không có sườn tạo nên sự mới mẻ, khác lạ cho tổng thể công trình. Các công trình kiến trúc Phục hưng đều sở hữu mái vòm độc đáo và riêng biệt. Những thiết kế mái vòm kỳ công tạo cảm giác không gian bên trong được mở rộng thêm chính là mục đích của kiến trúc này. Đa phần các mái vòm đều được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết đậm ý nghĩa.
Cột và trụ
Chắc chắn, nói đến các công trình thời kỳ Phục Hưng thì cột và trụ chính là yếu tố quan trọng nhất. Cột và trụ trở thành một hệ thống tích hợp vừa có khả năng chống đỡ cho các công trình vừa tạo tính thẩm mỹ, hài hòa.
Trần nhà
Nếu giai đoạn Trung Cổ trần nhà được bỏ ngỏ và không được chú trọng trong việc trang trí thì đến giai đoạn Phục Hưng chi tiết này được đặc biệt chú ý.
Trần có thể được thiết kế phân ô, vẽ các hoa văn đặc trưng và sơn màu phù hợp. Điều này giúp làm nổi bật vẻ đẹp và sự sang trọng trong không gian của các công trình thiết kế.
Bên cạnh các chi tiết trên thì phần cửa chính, cửa sổ, tường nhà, hoa văn thiết kế của kiến trúc Phục Hưng cũng có sự mới lạ và khác biệt so với các giai đoạn khác.
Mỗi một chi tiết đều có sự tinh tế và mang đến vẻ đẹp độc đáo cho các công trình kiến trúc thời kỳ này.
Cửa
Cửa chính trong thời kỳ phục hưng được thiết kế dưới nhiều quy cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích của từng công trình.
Tuy nhiên, đa phần các cửa đều nằm giữa và có hướng vòng cung bên trên độc đáo. Các chi tiết trên cửa cũng được thiết kế một cách chi tiết và tỉ mỉ.
Cửa sổ
Cửa sổ trong kiến trúc thời kỳ phục hưng thường nhỏ và có nhiều cửa sổ trong một công trình. Độ cao, rộng của cửa sổ sẽ được tính toán sao cho phù hợp với tổng thể diện tích của công trình đó.
Tường
Nếu như các đặc điểm khác được thực hiện theo sự tính toán thì tường trong kiến trúc thời Phục Hưng lại có khuynh hướng sáng tạo tự do. Các họa tiết, hình ảnh ẩn dụ được điêu khắc tinh xảo đều mang đến những ý nghĩa độc đáo.
Các chi tiết, hoạ tiết
Cuối cùng là các chi tiết, họa tiết còn lại. Chúng được các kiến trúc sư thiết kế sao cho phù hợp với hình ảnh tổng thể của toàn bộ công trình. Các họa tiết tuy nhỏ nhưng lại chiếm phần quan trọng rất lớn đối với công trình phục hưng./.