Đòn bẩy tạo kỳ tích cho những con rồng châu Á

Hiện tại, đường cao tốc Gyeongbu vẫn được nhắc đến như biểu tượng cho tinh thần vượt khó, tự cường và niềm tự hào xứ kim chi (Ảnh: JoongAng Ilbo)
Tương tự "kỳ tích sông Hàn", sự trỗi dậy của Singapore, một con rồng châu Á khác cũng từ việc cải thiện, xây dựng hạ tầng quốc gia. Lập quốc vào giữa thập niên 1960, Singapore vốn là quốc đảo nhỏ, thiếu thốn tài nguyên, hạ tầng giao thông nội địa lạc hậu, hạ tầng năng lượng phụ thuộc vào bên ngoài. Giữa thập niên 1970, thủ tướng Lý Quang Diệu thành lập Temasek Holding, quỹ đầu tư trực thuộc chính phủ Singapore. Khác với mô hình phát triển thông qua các chaebol ở Hàn Quốc, Temasek đóng vai trò là cánh tay nối dài của chính phủ, đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân triển khai và vận hành hiệu quả: PSA (cảng biển), SMRT (giao thông công cộng), Singtel (viễn thông)... Chính phủ Singapore giữ vai trò quy hoạch, định hướng dài hạn, các công ty đảm nhận việc thực thi và vận hành. Kết quả, mô hình phát triển "công - tư" giúp hạ tầng phát triển, Singapore vươn lên nằm trong nhóm các quốc gia phát triển nhất châu Á.

Sự trỗi dậy của Singapore, một con rồng châu Á khác cũng từ việc cải thiện, xây dựng hạ tầng quốc gia. Ảnh: istock
Với "phép màu Đài Loan" phát triển hạ tầng là một phần không thể tách rời trong lịch sử phát triển. Từ cao tốc Bắc–Nam đến các khu công nghệ cao, từ cảng biển đến sân bay, Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp hiệu quả với các tập đoàn tư nhân tiếp cận nguồn vốn quốc tế tạo ra bệ phóng cho quá trình công nghiệp và hiện đại hóa. Trong đó, chính phủ luôn đóng vai trò chủ trì kiến tạo, khu vực tư nhân là động lực phát triển.
Kỳ vọng lớn vào sức bật các công trình hạ tầng
Sau dấu mốc Đổi mới cách đây gần 40 năm, Việt Nam tiếp tục bước vào một giai đoạn phát triển mới – được khơi nguồn bằng tư duy đổi mới mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm. Với tâm thế kiến tạo, Đảng đã phát động tầm nhìn chiến lược truyền cảm hứng, mở ra "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" – nơi khát vọng hùng cường được định hình rõ ràng trong hệ thống
Trong bối cảnh thế giới chuyển động nhanh chóng, các biến động địa chính trị phức tạp và làn sóng công nghệ tác động sâu rộng, tư duy chiến lược của Việt Nam đã có sự chuyển mình tương xứng.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Ảnh: istock
Một trong những lĩnh vực trọng yếu thể hiện tinh thần trên chính là phát triển hạ tầng – nơi các dự án quy mô lớn hứa hẹn thay đổi diện mạo quốc gia như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM-Cần Giờ, sân bay Phan Thiết, cảng nước sâu Gemalink (giai đoạn 2)… được trao vào tay khu vực tư nhân với niềm tin lớn lao: khi được tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, họ sẽ không chỉ xây dựng những công trình, mà còn nắm bắt tận dụng chi phí cơ hội, kiến tạo những kỳ tích mang dấu ấn của thời đại.

Theo dự báo của Dragon Capital, tầm nhìn 2030-2040, Việt Nam sẽ có một cơ cấu hạ tầng toàn diện đứng đầu khu vực
Phát huy sức mạnh nội sinh
Kinh nghiệm phát triển hạ tầng của các con rồng châu Á mang lại nhiều bài học gợi mở cho Việt Nam. Ở các nước "hóa rồng" chính phủ giữ vai trò kiến tạo, mạnh dạn trao quyền cho khối kinh tế tư nhân ở những lĩnh vực đòi hỏi sự mạo hiểm và linh hoạt, đặc biệt tiếp cận công nghệ mới. Chính phủ đóng vai trò tổ chức dự án, dồn nguồn lực cho giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các nút thắt khó khăn, trao quyền cho các công ty đủ năng lực. Mô hình PPP (đối tác công tư)– đặc biệt mô hình BOT (xây dựng- vận hành- chuyển giao) minh bạch và bảo đảm lợi ích nhà đầu tư, sẽ tạo cú hích thu hút khu vực tư nhân vào các dự án tàu cao tốc, cảng biển, sân bay. Cuối cùng, phát triển hạ tầng cần đồng bộ không chỉ đường bộ, đường thủy, đường không mà cả logistics, khu công nghiệp, năng lượng, nhà ở… nên nhà nước giữ vai trò điều phối tập trung vào khía cạnh an sinh để tạo ra tác động lan tỏa mạnh mẽ đến toàn nền kinh tế. Ngược lại, tư nhân phát huy các thế mạnh về sự hiệu quả, khả năng quản lý có thể phát triển các dự án thần tốc. Nhà nước tập trung xây dựng mô hình minh bạch, hỗ trợ đúng mức, giao quyền và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp tư nhân, hoàn toàn có thể tạo bước ngoặt cho hệ thống hạ tầng trong giai đoạn mới.
T
Trong lĩnh vực hạ tầng, các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam như THACO, Hòa Phát, Masterise Group… mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn khác so với nhà nước ở sự linh hoạt, thị trường và thần tốc. Sức mạnh nội sinh này hứa hẹn sẽ giải quyết được những điểm nghẽn để tạo nên sự đột phá giúp kinh tế Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới./.