Aa

La liệt dự án bỏ hoang do chủ đầu tư giữ đất

Thứ Năm, 04/10/2018 - 06:00

La liệt dự án bỏ hoang do chủ đầu tư giữ đất; Bất động sản TP.HCM: Nhận diện sản phẩm “nóng”; Văn phòng cho thuê Hà Nội: Các "tân binh" khuấy động thị trường cuối năm... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Hà Nội vỡ trận trong "cuộc chiến" chống ùn tắc giao thông

Đã hơn 1 năm dự án BRT Hà Nội đi vào thực tế nhưng hiệu quả của tuyến xe buýt nhanh vẫn là chủ đề khiến rất nhiều người lăn tăn. Và cũng mới đây, tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông đang chuẩn bị đi vào thực tiễn đặt ra kỳ vọng cho bài toán giao thông nội đô. Trước đó, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội công bố về kế hoạch xây dựng các tuyến ga tàu điện ngầm. Đến hiện tại, Hà Nội vẫn phải đối mặt với vấn nạn ùn tắc. Phải chăng, bài toán giao thông chưa giải quyết được triệt để những "tắc nghẽn" là do quy hoạch giao thông nội đô vẫn còn nhiều bất cập.

Ths. Vũ Anh Tuấn - Phó trưởng bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT (Đại học GTVT) cho rằng, quy hoạch giao thông là một vấn đề rất phức tạp. Điều khiến bài toán này vẫn còn nhiều điểm “ngắc ngứ” khi triển khai là do chúng ta chưa hề đặt quy hoạch giao thông trong sự tích hợp, lồng ghép với phát triển đô thị.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Văn phòng cho thuê: Các "tân binh" khuấy động thị trường cuối năm

Theo báo cáo vừa công bố của Công ty TNHH CBRE Việt Nam, trong quý III/2018, nguồn cung văn phòng cho thuê tại Hà Nội ghi nhận không có dự án mới. Tuy nhiên tới cuối năm 2018, thị trường sẽ ghi nhận thêm tổng cộng 96.000m2 diện tích sàn văn phòng cả hạng A và hạng B.

Do sự hạn chế của nguồn cung, tỷ lệ lấp đầy của các toà nhà trong quý III tiếp tục cải thiện. Theo đánh giá của CBRE, giá thuê có những diễn biến tích cực ở cả hai phân khúc hạng A và hạng B, đặc biệt khối văn phòng hạng A. Giá thuê hạng A tiếp tục trên đà tăng nhẹ 0,3% theo quý và 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó giá thuê hạng B chứng kiến mức tăng ổn định 0,3% theo quý và theo năm.

Mức hấp thụ của toàn thị trường quý III đạt 16.400m2, tỷ lệ trống của phân khúc hạng A và hạng B lần lượt là 6,2% và 11,4%. Nhu cầu chủ yếu đến từ các ngành chủ đạo có nhu cầu sử dụng diện tích lớn như: sản xuất, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, IT và văn phòng chia sẻ. Xu hướng này cũng theo làn sóng chung của các nước trong khu vực trong thời gian gần đây: như Google thuê diện tích 5.000m2 tại Bắc Kinh, Wework 16.500m2 tại Mumbai.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản TP.HCM: Nhận diện sản phẩm “nóng”

Theo JLL, quý III/2018, toàn thị trường TP.HCM ghi nhận nguồn cung căn hộ đạt 8.086 căn. Tuy nhiên, hầu hết nguồn cung đều đến từ các dự án đã mở bán 2 - 3 quý trước đó; số lượng nguồn cung mở bán mới khá hạn chế. Dù vậy, lượng căn hộ bán được lại cao hơn 16,4% theo quý, đạt 8.086 căn. Tỷ lệ giữa số căn được bán và số căn mở bán trong quý trung bình đạt khoảng 70%.

Về giá bán, ở thị trường sơ cấp, giá căn hộ giảm nhẹ do VND mất giá so với USD, tuy nhiên vẫn giữ ổn định theo quý trên tất cả các phân khúc. Tại thị trường căn hộ thứ cấp, giá bán căn hộ có có dấu hiệu chững lại so với các quý trước, cùng với mức giảm đáng kể của phân khúc căn hộ sang trọng.

Đối với phân khúc biệt thự nhà phố, nguồn cung mới trong quý III/2018 đạt 814 căn, giảm 47% theo quý do lượng mở bán mới tương đối hạn chế trong tháng 7 Âm lịch. Lượng bán được ghi nhận đạt 904 căn, tương ứng với nguồn cung mới. Nhu cầu vẫn ở mức tốt với khoảng 10 căn/tháng cho mỗi dự án hiện hữu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Ba thiếu” khiến hiểm họa vẫn “lơ lửng” trong thành phố

Dù đã được cảnh báo từ lâu, nhưng vấn đề an toàn lao động trong thi công, xây dựng công trình nhà cao tầng vẫn ở mức đáng báo động. Sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư; cấp chính quyền thiếu nhanh chóng, kịp thời trong khâu giám sát, quản lý và sự thiếu chuyên môn trong chất lượng đội ngũ thợ xây dựng, chính là 3 yếu tố khiến nguy hiểm vẫn luôn rình rập quanh các công trình xây dựng.

Giống như các công trình cao tầng chưa đảm bảo phòng cháy chữa cháy liên tục được “đưa ra ánh sáng”, những dự án cao ốc trong nội đô “khuyết” an toàn lao động cũng cần được minh bạch và “mổ xẻ” rõ ràng.

Quy trình an toàn lao động xây dựng tại các đô thị lớn trong nước, đặc biệt là ở Hà Nội, thực chất đã quá bê trễ về cả lượng và chất. Có lẽ lý do là bởi, nhiều chủ đầu tư hay nhà thầu xây dựng vẫn cho rằng sự tắc trách của mình không bị phanh phui, hoặc bởi họ không "ngán" mức phạt "chẳng thấm vào đâu" từ các cơ quan quản lý. Sự thờ ơ này thường kéo đến thói chủ quan trong việc giám sát công trình của chủ đầu tư và nhà thầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

La liệt dự án bỏ hoang do chủ đầu tư giữ đất

Số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, trên địa bàn Hà Nội hiện còn 20.587 trường hợp vi phạm và chậm triển khai dự án.

Trong đó, diện tích đất xây dựng trái phép, sử dụng không đúng mục đích gần 300ha; chuyển nhượng trái quy định 12ha. Ngoài ra, còn 501ha đất nông nghiệp công ích, đất công, đất chưa sử dụng do UBND cấp xã quản lý đang để vi phạm với 13.927 trường hợp.

Có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa

Có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top