Loạt tín hiệu sôi động trên thị trường bất động sản cuối năm
Sau nhiều tháng chờ mong, cuối cùng thông tin về việc nới room tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cũng đã có bước tiến mới. Một số ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới hạn mức trên cơ sở xếp hạng và tình hình thực tiễn. Động thái nới room tín dụng của NHNN ngay lập tức tác động đến tâm lý trên thị trường bất động sản, trở thành liều doping cuối năm.
Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng liên tục "nóng" trong thời gian gần đây khi NHNN vẫn giữ nguyên room 14% cho cả năm 2022. Cụ thể, từ tháng 4 đến đầu tháng 8 năm nay, nhiều doanh nghiệp và khách hàng đã không thể tiếp cận được vốn tín dụng do ngân hàng thông báo đã "cạn" cung.
Trong một chia sẻ mới đây, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia bày tỏ lo ngại nếu Việt Nam siết tín dụng quá lâu nguy cơ cho thị trường bất động sản. "Việc dòng vốn vào bất động sản bị nghẽn sẽ làm tăng sự mất cân đối cung - cầu bất động sản (cung không thể tăng, cầu không giảm….), dự án có thể bị dở dang, nợ xấu theo đó tăng, chứng khoán giảm, kéo theo giảm đà phục hồi kinh tế", ông Lực cho biết.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kinh doanh căn hộ cho thuê dần khởi sắc
Thị trường căn hộ cho thuê tại TP.HCM đang khởi sắc trở lại, nhu cầu của khách thuê tăng khi nhiều người đang quay lại các thành phố lớn để học tập, làm việc.
Ông Tuấn (quận Tân Phú, TP.HCM) vừa đăng tin rao cho thuê một căn hộ trên đường Lũy Bán Bích chưa đến 2 tuần, đã tìm được người thuê với giá mong muốn, thậm chí cũng không cần phải thương lượng gì nhiều.
“Căn nhà này trước dịch tôi cho một hộ gia đình thuê để ở, trong dịch khó khăn họ trả lại để về quê. Hiện tôi vẫn cho thuê với mức giá cũ là 15 triệu đồng/tháng, khách thuê ký hợp đồng thuê ít nhất là 1 năm, cọc trước 1 tháng tiền nhà. Vừa đăng tin chưa được bao lâu thì đã có nhiều người gọi tới hỏi thuê. Hiện tại tôi đã xóa tin rao, nhưng mấy ngày qua vẫn nhận được nhiều cuộc gọi hỏi thuê từ cả khách thuê và môi giới nhà đất”, ông Tuấn nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cam Lâm sẽ trở thành đô thị sân bay đẳng cấp quốc tế
Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 vừa được Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế.
Ngày 7/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045.
Theo Quyết định, khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm với tổng diện tích khoảng 54.719,4ha thuộc 14 đơn vị hành chính của huyện Cam Lâm bao gồm thị trấn Cam Đức, xã Cam Hải Tây, xã Cam Thành Bắc, xã Cam Hải Đông, Cam Hoà, Suối Tân, Cam Tân, Sơn Tân, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây và Suối Cát.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Xây dựng đề xuất phát triển 1,8 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030
Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt Đề án xây dựng hơn 1,8 triệu căn NƠXH cho người thu nhập thấp (TNT), công nhân làm việc tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất trong giai đoạn 2021 - 2030.
Nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng TNT và công nhân tại các KCN.
Tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển NƠXH cho công nhân, người TNT do Chính phủ tổ chức hồi đầu tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở báo cáo của các địa phương lập đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH cho người TNT, công nhân KCN trong giai đoạn 2021 - 2030.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Xây dựng nói về việc đặt cọc, mua bán nhà đất phải thanh toán qua ngân hàng
Theo Bộ Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chưa có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về "đặt cọc" và "thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng"…
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM với một số nội dung liên quan đến loại hình căn hộ du lịch (condotel), đặt cọc và thanh toán trong giao dịch mua bán bất động sản.
Cụ thể, về loại hình condotel, cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng khi xem xét "Đề án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi" thì cần "luật hóa" các nội dung của khoản 2 Điều 6 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP tương tự như Luật Nhà ở 2014 đã quy định đối với căn hộ chung cư.
Theo đó, các nội dung được cử tri kiến nghị "luật hóa" bao gồm: Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của condotel; việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong tòa nhà condotel; hội nghị, quản lý vận hành, bảo trì, kinh phí bảo trì tòa nhà condotel…