Aa

Mất tài khoản tiết kiệm như "vụ Eximbank", làm thế nào để "đòi" tiền?

Thứ Tư, 28/02/2018 - 01:34

Các ngân hàng có xu hướng đổ lỗi cho khách hàng hoặc nhân viên. Khi ngân hàng và khách hàng không thỏa thuận được thì dựa vào các chi tiết phát sinh có thể xử lý dựa trên quy định tại quy chế về tiền gửi tiết kiệm; quy định về trách nhiệm của tổ chức nhận tiền tiết kiệm; quy định tổ chức nhận tiền gửi phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lỗi của tổ chức nhận tiền tiết kiệm.

Ngân hàng là nghề nhận tiền gửi và cho vay, ngoài chức năng trung gian thanh toán, lượng tiền gửi vào ngân hàng rất lớn. Trong 2017, tổng tài sản hệ thống tín dụng bao gồm ngân hàng và phi ngân hàng là 9 triệu tỷ. Trong đó, tiền gửi bao gồm người dân và doanh nghiệp và định chế tài chính khác ở mức khoảng 7 triệu tỷ và với số tiền như thế ngân hàng mới có thể cho vay và dư nợ cuối năm 2017 là 6,5 triệu tỷ.

Số liệu ước tính, trong số 7 triệu tỷ huy động vốn dân cư khoảng 60%, tổ chức 40%. Tiền gửi dân cư chiếm 60% của 7 triệu tỷ khoảng 4,2 triệu tỷ.

Tiền gửi từ dân cư đảm bảo ngân hàng có lượng tiền ổn định cho vay. Đây là nguồn tiền ổn định không thể thiếu của bất kỳ ngân hàng nào. Tuy nhiên, các vụ việc khách hàng gửi tiền tiết kiệm rồi một thời gian sau phát hiện tài khoản tiết kiệm của mình bỗng "không cánh mà bay" không phải do mình những ngày gần đây như Eximbank đang khiến dư luận, người dân hoang mang.

Tại buổi giao lưu trực tuyến "Làm sao để tiền gửi ở ngân hàng được an toàn?" do Cafef tổ chức mới đây, nhiều độc giả đã đặt các câu hỏi về tính an toàn và cách đảm bảo an toàn cho khoản tiền tiết kiệm của mình. Trong đó, có độc giả đặt câu hỏi về trường hợp khách hàng bị mất tài khoản tiết kiệm ngân hàng thì phải khởi kiện bằng cách nào, bao lâu thì được.

Trả lời cho câu hỏi này, Luật sư Chu Mạnh Cường, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính, cho biết, trong trường hợp khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng mà sau đó phát hiện số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình đã bị mất, mà bản thân khách hàng xác định không phải do họ rút tiền thì việc đầu tiên, người gửi tiết kiệm nên thông báo và đến làm việc trực tiếp với ngân hàng để xác định chính xác nguyên nhân số tiền không còn trong tài khoản trong khi sổ tiết kiệm vẫn còn.

Luật sư Chu Mạnh Cường tại buổi giao lưu trực tuyến

Luật sư Chu Mạnh Cường tại buổi giao lưu trực tuyến

Nếu sau quá trình xác minh, ngân hàng xác định việc mất tiền trong tài khoản là hoàn toàn do lỗi từ phía ngân hàng thì các ngân hàng có uy tín nên chủ động bồi thường cho khách hàng.

Nhưng thực tiễn, các ngân hàng có xu hướng đổ lỗi cho khách hàng hoặc nhân viên. Khi ngân hàng và khách hàng không thỏa thuận được thì dựa vào các chi tiết phát sinh có thể xử lý như sau: Theo quy định tại quy chế về tiền gửi tiết kiệm quy định về trách nhiệm của tổ chức nhận tiền tiết kiệm; Quy định tổ chức nhận tiền gửi phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lỗi của tổ chức nhận tiền tiết kiệm. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ trực tiếp thực hiện việc chi trả, bồi thường thiệt hại cho người gửi tiền.

Nếu quá trình xác minh chỉ ra rằng người gửi tiền có lỗi dẫn đến việc mất tiền trong tài khoản thì tùy trường hợp cụ thể, ngân hàng sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Vì quy chế gửi tiền tiết kiệm cũng quy định về quyền của tổ chức nhận tiền tiết kiệm là được quyền từ chối việc chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng nhưng không phải do lỗi của tổ chức nhận tiền tiết kiệm.

Trong trường hợp, giữa ngân hàng và người gửi tiền không thống nhất được về cách giải quyết thì theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Nếu vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự, không có dấu hiệu hình sự, các bên có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền. Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn giải quyết một vụ kiện dân sự từ khi thụ lý đến khi xét xử có thể kéo dài khoảng 10 – 12 tháng.

Sau khi án dân sự xử xong, các bên không đồng ý thì phúc thẩm, vụ việc có thể kéo dài nhiều năm tùy theo vụ án.

Trong trường hợp, vụ việc có dấu hiệu hình sự như lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì các bên có thể gửi đơn đến cơ quan công an để xem xét giải quyết. Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm, thì sẽ được giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự, qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top