Giá nhà giảm nhưng môi giới vẫn khó kiếm khách mua
Ghi nhận mới đây, một môi giới nhà đất quận 9 cho biết, hầu hết các sản phẩm nhà phố trong khu đô thị thuộc quận 9 đã giảm giá 30% so với đầu năm 2022 tuy nhiên việc ra hàng không hề dễ. Đây chính là nguồn hàng do nhà đầu tư cá nhân kẹt tiền gửi môi giới bán lại. Mặc dù vậy thì để bỏ số tiền trên dưới 10 tỷ đồng trong bối cảnh hiện nay cũng chính là quyết định không dễ với các nhà đầu tư, ngay cả các nhà đầu tư có dòng tài chính tốt. Môi giới này cho biết: “Cũng có trường hợp nhà đầu tư có tiền muốn đợi giảm giá thêm mới xuống tiền”.
Cũng tương tự, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, chủ căn biệt thự diện tích 160m2 rap bán giá từ đỉnh 16,5 tỷ đồng giảm còn 12,5 tỷ đồng, mặt tiền kinh doanh buôn bán, đường rộng 20m. Mặc dù vậy thì hơn 1 tháng nay vẫn không đi đến giao dịch.
Căn biệt thự này nằm ở trong khu đô thị khá là đẹp đã có lượng cư dân về sinh sống và buôn bán. Mặc dù giảm giá 4 tỷ đồng nhưng giá trị cấu thành căn nhà cao từ 10 tỷ đồng/căn trở lên vẫn khá là kén khách mua. Đối với người mua ở thực, tầm tài chính này khá là khó khăn để sở hữu. Còn đối với nhà đầu tư thì họ có xu hướng chia dòng tiền để sở hữu những bất động sản ngộp khác, mặc dù thấy tiềm năng của bất động sản khu đô thị.
Có thể thấy, việc kén khách vì giá cả cao đã khiến cho nhiều môi giới phải trầy trật trong việc chốt giao dịch. Với những nguồn hàng giá mềm trên dưới 2 tỷ đồng/nền bán ra nhanh tuy nhiên nhiều môi giới tham gia đã khiến cho việc cạnh tranh cũng như hoa hồng thực nhận của môi giới là khá ít. Trong khi các mảnh đất, căn nhà giá trên 10 tỷ đồng thì có rất ít giao dịch ở trong thời điểm này.
Ở quận 12, huyện Nhà Bè, các căn nhà phố có mức giá từ 5 - 8 tỷ đồng/căn cũng khó có thể ra hàng ở giai đoạn này. Thậm chí, khi mà nhà đầu tư liên hệ với môi giới để gửi nguồn hàng giá cao bị từ chối nhận hay nhận nhưng không thấy mặn mà. Việc rao bán một nền đất biệt thự giá khoảng 5 tỷ đồng trở lên, mặc dù giảm giá khoảng 20 - 30% vẫn kén khách, dù trước đó nguồn hàng giá như thế vẫn được nhiều người quan tâm. Theo các môi giới thì trước đây, khi thị trường tốt lên, rất hiếm các căn nhà hay là mảnh đất ở trong khu đô thị được bán ra, đến nay rao bán (có giảm giá) nhưng tỷ lệ quan tâm rất ít. Một nam môi giới cho biết: “Có thể dòng tiền của người mua bị cân nhắc trong bối cảnh kinh tế khó khăn dù thấy được cơ hội”.
Trong những tháng cuối năm thường được ví như là mùa thu hoạch đối với thị trường bất động sản, tuy nhiên thời điểm này thì nhiều môi giới vẫn đang xoay sở tìm đường sống cho mình.
Cũng có nhiều môi giới bất động sản suốt nhiều tháng qua sống bằng tiền đi vay bạn bè, người thân khi không bán hàng hay giao dịch lẻ tẻ không đủ chi phí sinh hoạt ở những thành phố lớn.
Và câu chuyện môi giới thất nghiệp, thắt chặt chi tiêu đã được nhắc nhiều ở giai đoạn này. Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho biết: “Thị trường trầm lắng là giai đoạn thanh lọc nhân sự nghề môi giới bất động sản. Thời kỳ thị trường sôi động thì ai cũng thấy được sự bùng nổ nhân sự của nghề này. Mức hoa hồng khủng của mỗi giao dịch thành công đã khiến cho nghề môi giới bất động sản có được sức hút riêng”.
Lúc đó thì quy trình ứng tuyển môi giới dễ dãi, được thực hiện một cách ồ ạt ở một số đơn vị. Ứng viên không cần đến bằng cấp và không cần kinh nghiệm, chỉ cần vượt qua được tiêu chí mà một số sàn đưa ra như đam mê kinh doanh, đam mê làm giàu thì hoàn toàn có thể ứng tuyển được.
Chính vì thế mà không khó hiểu khi thị trường trầm lắng, khó khăn, nhân sự của ngành môi giới có biến động lớn, tình trạng nghỉ việc, bỏ nghề diễn ra khá nhiều.
Môi giới có kinh nghiệm vẫn nằm trong vòng xoáy chật vật với nghề
Trên thực tế thì với bối cảnh như hiện nay, ngay cả những môi giới có kinh nghiệm ở trên thị trường cũng chật vật để xoay chuyển với nghề bởi không có giao dịch. Có một số môi giới đất nền ở khu Đông TP. Hồ Chí Minh có kinh nghiệm gần 6 năm cho biết, chưa thấy giai đoạn nào khó khăn như lúc này. Có những sản phẩm giá tốt ở trong tầm tay tuy nhiên vẫn khó đi đến giao dịch. Môi giới này khẳng định rằng: “Tôi nghĩ, không hẳn do khó khăn dòng tiền mà do tâm lý người mua đang bị ảnh hưởng rất nhiều”.
Chủ tịch VARS cho rằng, các sàn giao dịch thời gian này nên có các hoạt động để xốc lại tinh thần cũng như tập trung đào tạo đội ngũ. Đây sẽ là sự chuẩn bị để khi thị trường hồi phục, doanh nghiệp vẫn có một lượng môi giới chất lượng, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Ông Đính khuyến nghị: “Sau khi thị trường được điều chỉnh sẽ bật lên khá là nhanh, khi đó các sàn sẽ cần thu hút được lượng quân số lớn. Chính vì thế mà hiện tại phải có chính sách hợp lý để duy trì một lượng nhân sự gắn bó, họ có thể đi làm thêm ở bên ngoài trong giai đoạn này tuy nhiên vẫn nhận trợ cấp của doanh nghiệp và sẵn sàng quay lại khi thị trường phục hồi”.