Aa

Năm 2018, bất động sản phía Nam chờ đợi “bom tấn” nguồn cung

Thứ Ba, 27/02/2018 - 14:01

Tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản; Novaland, FLC…và loạt đại gia bất động sản khác đặt mục tiêu ấn tượng trong năm 2018; Bất động sản nghỉ dưỡng: Nhà đầu tư đang "đổi vị"; Năm 2018, bất động sản phía Nam chờ đợi “bom tấn” nguồn cung;… là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Năm 2018, bất động sản phía Nam chờ đợi “bom tấn” nguồn cung

Thị trường bất động sản TP.HCM trong năm 2017 xét tổng thể được xem là một năm khá thành công về thanh khoản lẫn mức giá. Tuy nhiên, với phân khúc thị trường căn hộ lại được xem như một năm “gặp hạn” về nguồn cung do hàng loạt dự án bị vướng thủ tục và những động thái siết chặt việc cấp phép dự án mới của cơ quan quản lý. Nhiều dấu hiệu cho thấy, trong năm 2018, thị trường sẽ có những diễn biến khác…

Bước sang năm 2018, qua khảo sát sơ bộ của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, khả năng những dồn nén về nguồn cung của năm trước sẽ tạo sức bật để thị trường bùng nổ với hàng chục ngàn căn hộ được tung ra. Cụ thể, ngay từ những ngày đầu năm, thị trường đã chứng kiến hàng loạt dự án mới được công bố.

Sau sự thành công của dự án tỷ đô Dragon City tại khu Nam Sài Gòn, nguồn tin từ Tập đoàn Phú Long tiết lộ, nhà phát triển bất động sản này đang mở rộng hướng phát triển về khu Đông với sự khởi đầu là Dự án Dragon Village tại quận 9, toạ lạc tại đường Nguyễn Duy Trinh - Khu dân cư cảng Phú Hữu. Dragon Village có quy mô hơn 21,6 ha, được quy hoạch thành khu compound, gồm các sản phẩm nhà phố, biệt thự và căn hộ.

Dự án Dragon Village của Phú Long ra mắt đầu năm 2018.

Dự án Dragon Village của Phú Long ra mắt đầu năm 2018.

Tương tự, sau một năm 2017 gần như im hơi lặng tiếng, ngay đầu năm 2018, Tập đoàn Novaland đã “chào sân” bằng dự án Khu dân cư phức hợp cao cấp Victoria Village tại mặt tiền đường Đồng Văn Cống, liền ngay trục huyết mạch Mai Chí Thọ (Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. HCM). Victoria Village có quy mô 4 tòa tháp cao 25 tầng và 1 tầng hầm, được thiết kế theo phong cách châu Âu với hơn 900 căn hộ và 92 sản phẩm nhà phố - biệt thự.

Novaland là doanh nghiệp sở hữu hàng chục dự án tại TP.HCM. Năm qua, vì nhiều yếu tố, doanh nghiệp này hầu như không đưa ra thị trường dự án mới nào. Tuy nhiên, Novaland cho biết, sẽ tung ra thị trường khá nhiều dự án trong năm nay.

Còn theo nguồn tin của Đất Xanh, trong năm 2018, Tập đoàn sẽ tung ra thị trường trên 10.000 căn hộ do chính Đất Xanh làm chủ đầu tư. Cụ thể, Dự án Gem Riverside tại quận 2, TP.HCM bao gồm 12 tòa tháp với tổng số 3.100 căn hộ, Dự án Opal City tại quận 9 bao gồm 8 tòa tháp với hơn 3.500 căn hộ, Dự án Opal Premium tại quận Thủ Đức gồm 10 tòa tháp với tổng số 4.247 căn hộ và một dự án khác là Lux Riverview tại khu Nam Sài Gòn.

Xem chi tiết tại đây.

Bất động sản nghỉ dưỡng: Nhà đầu tư đang "đổi vị"

Ông Huỳnh Quang Thái Anh, một môi giới đất nền sống tại phường Vĩnh Phước (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, hơn 5 năm về trước, ông “sống khỏe” nhờ chuyên môi giới đất cho xây nhà nghỉ, khách sạn mini.

"Thời điểm đó, nhà nghỉ, khách sạn bình dân của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đua nhau mọc lên trên những tuyến đường trung tâm của thành phố Nha Trang như Trần Phú, Củ Chi, Tuệ Tĩnh, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thiện Thuật… Tuy nhiên, khoảng 3 năm nay, đặc biệt trong 2 năm 2016 và 2017, Nha Trang bùng nổ loại hình condotel vì thế xu hướng đầu tư trên đã bị sụt giảm mạnh so với thời điểm trước 2014" - ông Thái Anh cho biết.

Theo ông Thái Anh, có nhiều lý do khiến condotel hấp dẫn hơn so với nhà nghỉ, khách sạn mini. Với mô hình này, các chủ đầu tư sẽ giải quyết khâu xây dựng và sẽ có một đơn vị quản lý, vận hành căn hộ khách sạn hoạt động. Trong khi đó, với nhà nghỉ, khách sạn mini, nhà đầu tư sẽ phải lo từ A đến Z. “Số tiền đầu tư condotel thấp, chỉ từ 1,5-5 tỷ/căn, trong khi cam kết lợi nhuận cao, từ 8-12%/ năm nên rất hấp dẫn nhà đầu tư”, ông Thái Anh nhấn mạnh.

Một homestay được dựng từ container tại Đà Nẵng.

Một homestay được dựng từ container tại Đà Nẵng.

Ông Phạm Văn Phong, một nhà đầu tư khách sạn ở Đà Nẵng cho biết, dù lượng khách du lịch đến Đà Nẵng liên tục tăng trong các năm qua nhưng tỉ lệ lấp đầy chỉ tập trung ở phân khúc 3 đến 5 sao. Nguồn cung nhà nghỉ, khách sạn dưới 3 sao ven biển ở Đà Nẵng rầm rộ phát triển trước đó nhưng vẫn ế phòng vào mùa cao điểm.

Theo ông Phong, khách du lịch tăng nhưng yêu cầu về chất lượng, dịch vụ cũng tăng theo dẫn đến các nhà nghỉ, khách sạn mini tiêu chuẩn dưới 3 sao không còn hút khách. Khoảng 3 năm gần đây, giới đầu tư Đà Nẵng không còn mặn mà với việc mua đất xây nhà nghỉ, khách sạn. Trong khi đó, phân khúc condotel được xây dựng và vận hành theo chuẩn 4 sao, 5 sao nên hút giới đầu tư.

Thực tế tương tự cũng được ghi nhận tại các thị trường nghỉ dưỡng khác như Quảng Ninh, Thanh Hóa – nơi mô hình condotel bùng nổ mạnh trong khoảng 2 năm gần đây.

Xem chi tiết tại đây.

Novaland, FLC…và loạt đại gia bất động sản khác đặt mục tiêu ấn tượng trong năm 2018

Nhìn vào mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực này, cho thấy họ kỳ vọng và đặt mục tiêu kinh doanh khá cao. Trong đó, gây ấn tượng lớn có thể kể tới như tập đoàn FLC, Novaland, Sunshine Group và Đất Xanh…

Chẳng hạn tại một buổi Hội thảo mới đây, theo tiết lộ của ông Phạm Văn Nam –Phó trưởng ban kinh doanh Tập đoàn FLC, năm 2018 tập đoàn này đặt mục tiêu đạt 14.000 tỷ đồng doanh thu, FLC tiếp tục lấy phân khúc nghỉ dưỡng làm bệ phóng cho năm 2018, trong đó condotel là sản phẩm chủ lực.

Năm 2018, FLC sẽ tiếp tục kinh doanh và mở rộng đầu tư vào các dự án lớn hiện có như FLC Quy Nhơn, FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long, FLC Vĩnh Phúc, đồng thời triển khai thêm nhiều dự án mới như FLC Quảng Bình, FLC Đồ Sơn. Bên cạnh đó là ưu tiên phát triển các dự án nhà ở bình dân, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao của người dân.

Tập đoàn Novaland dự kiến bàn giao tới 6.500 căn hộ trong năm 2018, đồng thời đầu tư mới 12.000 sản phẩm từ 4 dự án lớn ở khu Đông Sài Gòn.

Tập đoàn Novaland dự kiến bàn giao tới 6.500 căn hộ trong năm 2018, đồng thời đầu tư mới 12.000 sản phẩm từ 4 dự án lớn ở khu Đông Sài Gòn.

Theo báo cáo của FLC, năm 2017 tập đoàn đạt 11.000 tỷ đồng doanh thu. Đã có 2800 căn hộ khách sạn, 1800 biệt thự và nhà phố, 2000 căn hộ thương mại được tung ra thị trường.

Trong khi FLC lấy nghỉ dưỡng làm bệ phóng thì một đại gia địa ốc khác là Novaland tiếp tục trung thành với dòng sản phẩm căn hộ trung và cao cấp tại TP.HCM. Năm ngoái tập đoàn này đã bán thành công tới 5.800 căn hộ, lũy kế căn hộ đã bàn giao từ 15 dự án của Novaland đạt 10.000 căn. Giá trị trung bình mỗi căn hộ tại các dự án của Novaland khoảng 3,3 tỷ đồng, năm 2017 tập đoàn này đạt doanh thu thuần 11.632 tỷ.

Trong năm 2018 này, Novaland dự kiến sẽ công bố ra thị trường khoảng 4 Dự án tại Khu Đông TP HCM ước khoảng hơn 12.000 căn. Đồng thời bàn giao khoảng 6.500 sản phẩm từ hơn 10 dự án.

Xem chi tiết tại đây.

Đau đáu đợi vốn ưu đãi nhà ở xã hội

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Luật Nhà ở quy định rõ người mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư nhà ở xã hội đều thuộc đối tượng hưởng ưu đãi về tín dụng. Thế nhưng, sau thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) phê duyệt Chương trình mục tiêu được phân bổ vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 với danh mục 21 chương trình lại không có nội dung về thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

"Như vậy, chính sách ban hành thì nhanh nhưng ngân sách lại bố trí chậm. Mà không bố trí ngân sách thì không có tiền để thực hiện. Phải đưa vào danh mục thì Chính phủ mới có trách nhiệm bố trí ngân sách chi cho nhà ở xã hội" - ông Châu nói.

Phải đến ngày 26-4-2017, UBTVQH có văn bản gửi Chính phủ về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với phần vốn còn lại thì Chính phủ đồng ý bổ sung 2.000 tỉ đồng cho Ngân hàng (NH) Chính sách xã hội để dành một phần tiền trong đó nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến năm 2020.

Trên thực tế, chính sách nhà ở xã hội không được hưởng hết 2.000 tỉ đồng này mà chỉ được sử dụng phần còn lại sau khi đã thực hiện chính sách cho người có công. Đến nay, NH Chính sách xã hội đã lấy ra 740 tỉ đồng để thực hiện chính sách đối với người có công và trên lý thuyết, còn lại 1.260 tỉ đồng để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

"Tuy nhiên, tới hết năm 2017, tại NH Chính sách xã hội chưa hề có dư nợ về nhà ở xã hội do NH này chưa hề thực hiện. Như vậy, đến lúc bố trí được nguồn vốn mà vẫn không triển khai được" - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM nêu rõ.

Với sự chậm trễ trong thực hiện chính sách như trên, người mua nhà trong thời gian qua đã phải trả lãi suất 9%-10%/năm hoặc nếu được ưu đãi lãi suất 7%/năm từ phía chủ đầu tư trong một vài năm thì cũng sẽ phải đối mặt lãi suất thả nổi ở các năm tiếp theo.

Xem chi tiết tại đây.

"Đất vàng" có đủ khiến VTRI hấp dẫn?

VTRI hiện đang sở hữu nhiều khu đất và bất động sản tại nhiều vị trí đắc địa của Hà Nội và TP.HCM. Cụ thể, tại Hà Nội, Viện có khu đất rộng hơn 2.850m2 tại số 478 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng. Sau cổ phần hóa sẽ tiếp tục tiếp quản, sử dụng lô đất này làm trụ sở, trung tâm thí nghiệm. Đây là khu đất do Nhà nước cho thuê, và được miễn tiền thuê đất dối với các diện tích phục vụ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, làm phòng thí nghiệm…

Ngoài ra, sau cổ phần hóa, Viện sẽ tiếp quản khu đất rộng hơn 5.311 tại ngõ 454/24 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây cũng là khu đất do Nhà nước cho thuê và miễn tiền thuê đất với các diện tích phục vụ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ 50 năm kể từ tháng 10/1993.

Tại TP.HCM, Viện đang sử dụng lô đất gần 2.220m2 tại số 354/128A Trần Hưng Đạo, quận 1 và sẽ tiếp tục quản lý cơ sở trên sau cổ phần hóa để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học… Hiện Viện đang làm hồ sơ, thủ tục liên quan với lô đất này.

Xem chi tiết tại đây.

Tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản

Bất động sản là một sản phẩm thiết yếu, có nhu cầu cao, nhưng thường có giá rất cao, nên cầu có khả năng thanh toán bị hạn chế. Một khi mức cung bất động sản vượt quá cầu có khả năng thanh toán thì sẽ dẫn đến nguy cơ bong bóng bất động sản và gây ra bất ổn vĩ mô nghiêm trọng.

Khi kinh tế phát triển tốt, nhu cầu bất động sản tăng cao, làm giá tăng. Khi giá bất động sản tăng nhanh sẽ làm cho tài sản của mọi người tăng lên và càng kích thích tăng mua bất động sản. Đây chính là sự khởi đầu của quá trình bong bóng trên thị trường bất động sản.

Khi giá càng tăng thì cầu có khả năng thanh toán càng giảm và khi mức cung tăng vượt quá cầu có khả năng thanh toán sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường này và các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, vừa là chủ nợ, vừa là người nắm giữ các khoản thế chấp bằng bất động sản.

Như vậy, bất động sản là ngành thiết yếu trong nền kinh tế, sự phát triển ổn định của ngành này là động lực quan trọng để phát triển bền vững nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, ngành bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro cao khi rất dễ tạo ra các bong bóng đầu cơ và có nguy cơ gây đổ vỡ cả nền kinh tế khi các bong bóng đổ vỡ.

Chính vì vậy, chính sách tiền tệ đối với bất động sản không phải là hạn chế tín dụng vào ngành này, mà là phải hỗ trợ để ngành ngày càng phát triển lành mạnh, đồng thời có các giải pháp kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra bong bóng trên thị trường bất động sản.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top