Aa

Nhà biến thành hầm, khu đô thị trở thành lòng chảo: 6 Bộ sẽ cùng xử lý

Thứ Hai, 04/12/2017 - 14:00

APEC có thực sự đem về "mùa bội thu" cho thị trường bất động sản Việt Nam?; Xem xét trách nhiệm cán bộ liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh; Nhà biến thành hầm, khu đô thị trở thành lòng chảo: 6 Bộ sẽ cùng xử lý... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

APEC có thực sự đem về "mùa bội thu" cho thị trường bất động sản Việt Nam?

Sau 11 năm, Việt Nam với tư cách là thành viên năng động và có trách nhiệm trong khu vực tái đăng cai APEC lần thứ hai trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp đan xen cả chính trị và kinh tế. Sự kiện này được các chuyên gia đánh giá sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội rộng mở để phát triển, hợp tác, thúc đẩy liên kết thương mại, đầu tư cũng như góp phần định hình tương lai của cấu trúc kinh tế khu vực.

Cụ thể, xét về lợi ích ngắn hạn, bà An cho rằng, sự kiện APEC giúp lấp đầy các chuyến bay, các khách sạn gần như kín 100% trong thời điểm cận kề. Không chỉ thế, suốt từ đầu nam 2017 đến nay, chúng ta cũng nhìn thấy công suất phòng, giá phòng từ các khách sạn Hà Nội, TP.HCM, và Đà Nẵng đạt tăng trưởng tốt chưa từng có tiền lệ.

"Từ đầu năm 2017 đến nay công suất phòng, giá phòng từ các khách sạn Hà Nội, TP.HCM, và Đà Nẵng đạt tăng trưởng tốt chưa từng có tiền lệ", theo bà Nguyễn Hoài An

Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng quý II/2017 của CBRE cho thấy, trong sáu tháng đầu năm 2017, thị trường Đà Nẵng đón nhận thêm một khách sạn 5 sao và 3 khách sạn 4 sao, cung cấp thêm hơn 1.000 phòng, nâng tổng nguồn cung 3-5 sao lên 12.969 phòng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM: 11 tháng gần phân nửa doanh nghiệp thành lập mới là bất động sản

Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm, TP.HCM có gần 37.600 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 500.751 tỉ đồng, tập trung nhiều nhất tại quận 1, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân và con số này tăng 14,1% so với cùng kỳ về số lượng doanh nghiệp và tăng 87,9% về vốn đăng ký.

Doanh nghiệp bất động sản thành lập chiếm tỷ trọng cao nhất (42,4%) với vốn đăng ký 212.199 tỉ đồng (tăng 95,3% so với cùng kỳ).

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Bêu tên" 145 đơn vị nợ thuế, phí, tiền thuê đất

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa công khai đợt tháng 12 năm 2017 danh sách 145 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất với tổng số tiền nợ 66.385 triệu đồng.

Trong đó có 141 doanh nghiệp nợ 57.356 triệu đồng tiền thuế, phí và 4 doanh nghiệp (DN) nợ 9.029 triệu đồng tiền thuê đất.

Những doanh nghiệp nợ tiền thuê đất là: Hợp tác xã công nghiệp Hoàng Ngân (64 Nguyễn Lương Bằng) với số nợ hơn 3,6 tỷ đồng; xí nghiệp chế tạo Thiết/bị Tầu thuỷ - Chi nhánh công ty TNHH một thành viên cơ khí - Điện - Điện tử (Nguyễn Khang) nợ hơn 3,5 tỷ đồng; công ty TNHH Thương mại Thụy Dương (Yên Sở) nợ hơn 1,5 tỷ đồng; công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư Phú Hà nợ 315 triệu đồng

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xem xét trách nhiệm cán bộ liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh

Báo cáo về kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các cán bộ quản lý liên quan đến các vi phạm trật tự xây dựng của UBND TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2014 đến nay đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra công vụ đối với 30 đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã.

Kết quả, đã phát hiện, xem xét kỷ luật đối với 51 cán bộ, công chức, lao động hợp đồng thuộc thanh tra xây dựng có vi phạm, trong đó khiển trách 34 người, cảnh cáo 8 người, hạ bậc lương 3 người, giáng chức 2 người, buộc thôi việc 4 người.

Báo cáo cho biết Sở Xây dựng đang kiểm tra, xem xét trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, để xảy ra các vi phạm trật tự xây dựng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, đặc biệt đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh) theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và các cấp có thẩm quyền.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà biến thành hầm, khu đô thị trở thành lòng chảo: 6 Bộ sẽ cùng xử lý

Theo Bộ Xây dựng, tình trạng các dự án triển khai không đồng bộ về cao độ nền xây dựng đang xảy ra khá phổ biến hiện nay. Một số dự án phát triển khu đô thị có cốt nền xây dựng sau khi hoàn thiện cao hơn cốt nền hiện trạng của khu đô thị hiện hữu, khiến khu vực đô thị hiện hữu trở thành lòng chảo, nước mặt của khu vực này không thể thoát ra bên ngoài gây nên tình trạng ngập úng.

Nhiều khu đô thị ngập úng cục bộ hoặc nghiêm trọng do chênh lệch cao độ nền xây dựng

Nhiều khu đô thị ngập úng cục bộ hoặc nghiêm trọng do chênh lệch cao độ nền xây dựng

Bên cạnh đó, việc cải cải tạo, nâng cấp các trục đường giao thông trong đô thị theo đúng cao trình theo quy hoạch đã dẫn đến tình trạng nền nhà dân thấp hơn nhiều so với mặt đường. Ví dụ, dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Kinh Dương Vương, TP. HCM dẫn đến tình trạng nhiều nền nhà dân thấp hơn mặt đường 1 - 1,2m.

Tình trạng ngược lại là nền nhà dân cao hơn nhiều so với mặt đường, ví dụ dự án xây dựng đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (Hà Nội), mặt đường thấp hơn nền nhà dân từ 0,5 - 1,5m. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn công trình, sinh hoạt của người dân và cảnh quan đô thị.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top