Phát triển Quận 7 thành đô thị vệ tinh sinh thái của TP.HCM
Nhiều chuyên gia góp ý quy hoạch Quận 7 thành đô thị thông minh sinh thái kết nối với huyện Nhà Bè (đang được định hướng huyện phát triển thành quận - PV) để định hình trên lõi phát triển Phú Mỹ Hưng - trung tâm của ba đô thị vệ tinh.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề "Chiến lược phát triển quận 7 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045" vào ngày 28/6 do Quận ủy quận 7 phối hợp cùng Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức.
Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM đã nhiều lần đặt vấn đề tìm hướng phát triển cho quận 7 và hiện nay vẫn đang trong quá trình rà soát, cập nhật lại quy hoạch chung và xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội.
Theo người đứng đầu UBND TP.HCM, ngoài vị trí là cửa ngõ phía Nam của TP.HCM theo trục kết nối Đông - Tây thì quận 7 còn có vị trí là trục ven biển, có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Do đó, quận 7 cần được định vị rộng hơn, không chỉ ở vai trò trung tâm khu Nam của TP.HCM. "Quận 7 phải xác định được mình ở đâu trong trung tâm giao thương quốc tế, sẽ chiếm bao nhiêu thị phần của điểm đến hấp dẫn này", Chủ tịch UBND TP.HCM gợi ý tại hội thảo.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư bất động sản "than" khó vay tiền ngân hàng, lãi suất tăng
Nếu như cách đây hơn 1 năm, để vay tiền ngân hàng mua một lô đất, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn và hưởng các ưu đãi về lãi suất. Nhưng đến hiện tại, không chỉ bị áp một mức lãi suất gia tăng mà nhà đầu tư cũng gặp khó trong việc tìm kiếm ngân hàng giải ngân.
Chị S. (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, năm 2020, chị mua lô đất ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội với mức giá 2,5 tỷ đồng, diện tích 35m². Về phần tài chính, môi giới lô đất này giới thiệu cho chị 3 nhân viên tín dụng đến từ 3 ngân hàng.
Chị S. kể, các bạn tư vấn đều nhiệt tình. Thế nên, chị dễ dàng lựa chọn, so sánh về lãi suất, chi phí thủ tục cho vay như tiền thẩm định giá, bảo hiểm khoản vay, chi phí quản lý tài sản.
Nhưng đến hiện tại, chị S. cho biết, việc vay vốn ngân hàng đã không còn dễ dàng như trước. Nếu như hơn 1 năm trước, các lô đất thổ cư đều được phía ngân hàng giải ngân thì đến hiện tại, một số ngân hàng từ chối cho vay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Bổ sung xây dựng căn hộ chung cư thương mại 40m²
UBND TP. Hà Nội vừa dự thảo tờ trình về chương trình phát triển nhà ở TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030. Về nội dung nhà ở thương mại, sẽ phát triển mới khoảng 19,69 triệu m² sàn nhà ở, trong đó, căn hộ có diện tích tối thiểu 40m².
Thành phố đặt mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025: diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 29,5m²/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m²/người; khu vực nông thôn đạt 28m²/người.
Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m² sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bố trí, quy hoạch bổ sung quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TP.HCM xử lý nghiêm các công trình xây dựng vi phạm
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã cấp 12.843 giấy phép xây dựng (so với cùng kỳ năm 2021 giảm 1.527 giấy, tương đương 9,93%) với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 3,2 triệu m²; trong đó, Sở Xây dựng cấp 28 giấy phép với tổng diện tích sàn 548.548m².
Thanh tra sở đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân cấp xã, huyện, Ban quản lý các khu đô thị mới, khu chế xuất - khu công nghiệp tăng cường kiểm tra 26.457 lượt, giảm 13.126 lượt so với cùng kỳ năm 2021. Qua kiểm tra, phát hiện tổng số 189 công trình vi phạm trật tự xây dựng, giảm 123 trường hợp, tương đương tỷ lệ 39,4%.
Trong 5 tháng qua, cơ quan chức năng đã thẩm định phương án phá dỡ 23 công trình và có ý kiến về việc thẩm định phương án cưỡng chế phá dỡ 15 công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng. Sở cũng đang xây dựng Quy trình nội bộ về thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giải quyết dứt điểm tình trạng “xôi đỗ” trong giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
Ngày 27/6/2022, Văn phòng Chính phủ có Văn bản 188/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án CHK quốc tế Long Thành.
Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, ban lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các cơ quan liên quan và nhà thầu trong quá trình triển khai Dự án đã tạo chuyển biến tích cực trên công trường.
Tuy nhiên, việc tổng hợp, theo dõi tiến độ tổng thể của toàn Dự án của Bộ Giao thông Vận tải chưa đáp ứng yêu cầu: Số liệu báo cáo còn chung chung; chưa phân tích, đánh giá được tiến độ từng hạng mục công trình so với yêu cầu (đạt hay không đạt, nguyên nhân...) để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.