Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM
Thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy, hiện tại, căn hộ giá bình dân gần như về con số 0. Năm 2018, thống kê tỷ lệ nhà giá rẻ 400 đến 500 triệu còn 2% nhưng bước sang năm 2019 thì phân khúc này gần như “tuyệt chủng”.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, điểm chung của các doanh nghiệp là nếu xin được dự án thì tập trung làm nhà giá cao cho lời. Trong khi đó, nếu làm nhà giá rẻ thì thủ tục rất phức tạp. Quỹ đất thành phố không còn nên các doanh nghiệp càng tận dụng tối đa.
“Doanh nghiệp hiện tại đều trục lợi, vị kỉ, tất cả vì lợi ích doanh nghiệp mình chứ không ai lo đi làm vì cộng đồng, đó là thực tế chung”, ông Đực nhận định.
Đồng quan điểm, ông Ngô Quang Phúc nói rằng nhu cầu nhà giá rẻ trong xã hội là rất lớn nhưng không có nhà. Nguyên nhân là vì không ai tạo ra nguồn cung, trong khi làm nhà ở xã hội thì dân không với tới được do không đủ tiêu chuẩn cũng như thủ tục, chính sách, tiếp cận quy hoạch.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tọa đàm Cafe Xanh về chủ đề "Trường học xanh"
Nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình vận động phát triển CTX tại Việt Nam (từ năm 2017 - 2022), do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam triển khai dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Bộ KH&CN, Ủy ban KHCN & MT của Quốc hội; Hiệp hội đã giao cho Tập đoàn Capital House (Nhà tài trợ chính cho Chương trình), phối hợp với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội) phối hợp tổ chức chuỗi chương trình Tọa đàm Cafe Xanh. Tọa đàm được tổ chức với mong muốn tạo ra những góc nhìn đa chiều, những kiến giải mới cho việc liên kết và thúc đẩy phát triển CTX; hướng tới hình thành một thị trường bất động sản Việt Nam xanh và bền vững.
Để kiến tạo cuộc sống xanh phải bắt nguồn từ chính con người, và muốn tạo nên những con người xanh, phải đầu từ hệ thống giáo dục. Cơ sở vật chất xanh - sạch - đẹp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư, quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh khi xác lập, tìm kiếm một môi trường giáo dục nhân văn, lành mạnh, nơi trẻ em được đảm bảo về sức khỏe và được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp.
Tuy nhiên, để có một ngôi trường với thiết kế xanh, bền vững, đáp ứng đầy đủ các công năng sử dụng lại là một thách thức không nhỏ đối với những người trong cuộc, và xoay quanh việc đầu tư một ngôi trường xanh như thế nào, xanh đến mức độ nào là phù hợp, lợi ích thực sự của các giá trị Xanh là gì… vẫn còn rất nhiều câu hỏi lớn cần giải đáp.
Trước thực tiễn này, Ban Tổ chức đã lựa chọn chủ Toạ đàm Cafe Xanh số thứ hai với chủ đề "Trường học Xanh" để cùng tìm lời giải cho những câu hỏi trên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dùng quỹ phúc lợi để “giải cứu” PVTex, PVN có làm trái pháp luật?
Trong thương vụ giải cứu đại dự án thua lỗ của Công ty Cổ phần Xơ sợi và Hóa dầu (PVTex), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã trích hàng chục tỷ đồng từ quỹ phúc lợi của mình nhằm để hỗ trợ cho PVTex.
Cụ thể, ngày 05/03/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã ra Nghị quyết số 1312/NQ-DKVN về việc Giải quyết các kiến nghị của Tổng giám đốc PVN trong điều hành sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc PVN (phụ trách dự án PVTex) cũng đã gửi liên tiếp công văn số 35/CVNB-LH ngày 09/04/2018 và công văn số 42/CVNB-LH ngày 16/04/2018 về việc đề nghị Hội đồng thành viên PVN hỗ trợ rót tiền để giải cứu dự án PVTex đang bị thua lỗ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giám đốc World Bank Việt Nam: "Đây là thập kỷ quan trọng Việt Nam phải đương đầu với nhiều thách thức"
Nhận định về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, thế giới đang thay đổi nhanh chóng và Việt Nam cần bắt kịp hoặc sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau.
"Khi hướng tới thập kỷ sắp tới, tôi nhìn thấy nhiều cơ hội, nhưng cũng thấy cả những rủi ro. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và Việt Nam cần bắt kịp hoặc sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau".
Theo Giám đốc World Bank Việt Nam, mô hình thương mại toàn cầu đang thay đổi. Châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự kiến trở thành trung tâm thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới. Các thị trường tiêu dùng châu Á đang trỗi dậy mang đến những cơ hội lớn cho Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về thị trường ngôi nhà nghỉ dưỡng
Việt Nam được đánh giá cao nhờ sở hữu hệ thống tài nguyên thiên nhiên đa dạng như những bãi cát trắng, trải dài và các sinh vật biển phong phú (cá heo, rùa biển, bò biển... Ngoài ra, dịch vụ nghỉ dưỡng giải trí cũng đang phát triển rất đa dạng.
Theo Telegraph đa phần các second home dành cho người nước ngoài tại Việt Nam, tập trung vào loại hình biệt thự nghỉ dưỡng. Với khoảng 1,1 triệu bảng Anh (gần 1,3 triệu USD), nhà đầu tư có thể mua một biệt thự biển nhỏ nhưng sang trọng có tầm nhìn ra Biển Đông, gần cảng Hội An. Hoặc với 1,7 triệu bảng (tương đương 1,65 triệu USD), người nước ngoài có thể sở hữu một biệt thự bên bờ biển ở Côn Đảo - cách TP Hồ Chí Minh khoảng 45 phút bay.
Với mức giá này, Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách các thị trường second home hấp dẫn có giá trung bình trên 500.000 bảng (khoảng 635.000 USD), sau Kenya và Slovenia.