Aa

Nhà tái định cư: Lãng phí hàng chục nghìn căn hộ, bỏ hoang rồi xin phá

Thứ Ba, 20/03/2018 - 14:01

4.500 cư dân Bright City có nguy cơ không nhận được nhà; Lãnh đạo Alphanam lần đầu tiết lộ về thương hiệu khách sạn đang "nổi đình nổi đám" tại Đà Nẵng; Lý do người Việt thích gom mua đất; Nhà tái định cư: Lãng phí hàng chục nghìn căn hộ, bỏ hoang rồi xin phá;… là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Nhà tái định cư: Lãng phí hàng chục nghìn căn hộ, bỏ hoang rồi xin phá bỏ

3 tòa nhà tái định cư cao 6 tầng với 150 căn hộ ở khu đô thị mới Sài Đồng (Q.Long Biên, TP.Hà Nội) do Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) làm chủ đầu tư được xây dựng từ năm 2001 - 2006 dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng. Do xảy ra tình trạng khiếu kiện, người dân không nhận nhà nên toàn bộ quỹ nhà này đã bị bỏ hoang từ khi xây dựng đến nay.

Sau 10 năm hoàn thành nhưng không có người ở, Hanco3 đã đề xuất TP.Hà Nội cho phép phá bỏ toàn bộ 3 tòa nhà để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.

Hàng chục tháp nhà tái định cư tại phường Bình Khánh (Thủ Thiêm) được xây dựng hoành tráng nhưng hoang vắng, không có người ở (Ảnh: TheLEADER)

Hàng chục tháp nhà tái định cư tại phường Bình Khánh (Thủ Thiêm) được xây dựng hoành tráng nhưng hoang vắng, không có người ở (Ảnh: TheLEADER)

Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, Sở đã nhận được đề xuất phá dỡ 3 tòa nhà của Hanco3. Chúng tôi chưa đồng ý để họ phá dỡ 3 tòa nhà và đã hướng dẫn họ xây dựng các phương án đề xuất cải tạo, sửa chữa để tiếp tục làm quỹ nhà tái định cư hoặc phá bỏ để xây nhà ở mới. Nhưng đến nay, họ chưa gửi lại phương án đề xuất cho Sở Xây dựng nên chưa báo cáo lãnh đạo TP.Hà Nội để ra quyết định – vị lãnh đạo cho hay.

Và đến nay, 3 tòa nhà TĐC ở quận Long Biên bị đề xuất phá bỏ vẫn tiếp tục bỏ hoang và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Xem chi tiết tại đây.

Triển vọng thị trường địa ốc năm 2018 sẽ ra sao?

Một báo cáo về triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2018 của CBRE Việt Nam vừa công bố cho biết cả nước hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở, đặc biệt tại những khu đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Vấn đề hiện nay là làm sao thị trường bất động sản bắt kịp và bắt đúng nhu cầu rất lớn này.

Trong năm 2017, thị trường nhà ở của TP.HCM và Hà Nội tiếp tục đà phát triển của năm 2016. Ở cả hai thành phố, có tổng cộng 66.000 căn hộ được chào bán và 59.000 căn hộ được hấp thụ. 

Mô hình căn hộ chung cư đang ngày càng phổ biến hơn với người dân Việt Nam. Với sự thiếu hụt các dự án công về nhà ở, thị trường căn hộ đang được dẫn dắt bởi các chủ đầu tư tư nhân. 

Các khu đô thị cao tầng như Vinhomes Times City ở Hà Nội hay Phú Mỹ Hưng ở TP.HCM ngày càng thu hút nhiều người dân hơn, với nhiều hoạt động thương mại sôi nổi hơn. Sự phát triển đô thị theo chiều dọc này sẽ diễn ra nhanh hơn nữa trong các năm tới, đặc biệt khi rất nhiều dự án sẽ hoàn thành xây dựng và bàn giao căn hộ trong năm 2018 và 2019.

Xem chi tiết tại đây.

Lý do người Việt thích gom mua đất

Quan sát thị trường bất động sản qua nhiều chu kỳ từ hoàng kim đến khủng hoảng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Eximrs, Trần Thị Cẩm Tú cho biết, câu chuyện người Việt mê đất có thể được xem là nguyên nhân của mọi cơn nóng sốt bất thường vừa qua.

Bà Tú chỉ ra những lý do vì sao người Việt mê đất và sẵn sàng gom đất bằng mọi giá, bất chấp giá ảo, sốt ảo hay ôm đất ngay trong lúc thị trường địa ốc nguội lạnh, đóng băng.

Người Việt mê đất, gom mua đất bằng mọi giá dù phải sống thiếu thốn, cõng thêm nợ nần vì tin rằng có đất là có hy vọng đổi đời. Ảnh: K.A.

Người Việt mê đất, gom mua đất bằng mọi giá dù phải sống thiếu thốn, cõng thêm nợ nần vì tin rằng có đất là có hy vọng đổi đời. Ảnh: K.A.

Nền kinh tế nông nghiệp khiến người Việt gắn bó cuộc đời với mảnh vườn, đồng áng và đất đai là tài sản quan trọng để canh tác, trồng trọt, nuôi sống gia đình. Có thể nói đất đai gắn liền với đời sống kinh tế đại đa số người Việt do xuất phát điểm của nền kinh tế thuần nông. Họ mê đất vì đây là công cụ chính để mưu sinh.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, địa chủ là giai cấp giàu có nhờ có nhiều đất đai và có tiếng nói trong xã hội. Đại đa số người Việt đều làm thuê, chịu sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ vì cần đất đai để canh tác. Do đó, từ xa xưa, người Việt có mong mỏi vươn lên từ tá điền thành người có nhiều đất đai để thay đổi địa vị xã hội, làm chủ cuộc đời.

Xem chi tiết tại đây.

Lãnh đạo Alphanam lần đầu tiết lộ về thương hiệu khách sạn đang "nổi đình nổi đám" tại Đà Nẵng

Altara Suites sở hữu những căn hộ được thiết kế theo phong cách hậu hiện đại, dưới bàn tay sáng tạo của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Salvador Perez Arroyo. Khách sạn nằm sát bờ biển, ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Các căn hộ đều mang lại cho khách hàng những góc nhìn hướng về những thắng cảnh quyến rũ nhất của Đà Nẵng, bao gồm: bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà và trung tâm thành phố Đà Nẵng năng động. Dù mới đi vào vận hành nhưng khu khách sạn luôn chật kín khách ra vào, đặc biệt là giới doanh nhân.

Bà Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần địa ốc Alphanam cho biết, sự ra đời của thương hiệu Altara Suites xuất phát từ mong mỏi đem đến cho đội ngũ cán bộ nhân viên của chúng tôi một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất, và đem đến cho khách du lịch tại Đà Nẵng một sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Xem chi tiết tại đây.

4.500 cư dân Bright City có nguy cơ không nhận được nhà

Chị Lê Thị Ái (một khách hàng mua nhà tại dự án Bright City) cho biết: “Theo Hợp đồng mua bán căn hộ mà chủ đầu tư đã ký kết với chúng tôi thời điểm mua nhà, dự kiến quý 4/2017 khách hàng sẽ nhận bàn giao, tuy nhiên các tòa nhà mới chỉ xây xong phần thô và đến thời điểm hiện tại không có dấu hiệu của việc thi công”.

Hàng trăm cư dân mua nhà tại dự án Bright City căng băng rôn kêu cứu.

Hàng trăm cư dân mua nhà tại dự án Bright City căng băng rôn kêu cứu.

Đơn kêu cứu nêu rõ, Bright City là dự án nhà ở xã hội trọng điểm, nằm trong gói tín dụng 30.000 tỷ được vay ưu đãi theo Nghị Quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thi công từ 02/2016 – 12/2016, dự án rất nhiều lần chậm, dừng thi công với lý do thiếu vốn. Đỉnh điểm là ngày 20/12/2016 chủ đầu tư thông báo dừng thi công tòa A3 khi đang thi công dở dang tầng 17 và yêu cầu các hộ mua nhà tại tòa A3 chuyển sang A11 và A2 để đảm bảo nguồn lực cho tiến độ của dự án.

Trước thông báo trên, khách hàng mua nhà tại tòa A3 đã đồng ý chuyển sang tòa A11 với mong muốn được nhận nhà sớm. Nhưng, tính đến thời điểm tháng 3/2018 thì cả bốn tòa nhà trên hoàn toàn bị dừng hẳn.

Xem chi tiết tại đây.

Kiểm toán nhà nước nói gì về việc Sabeco thoái vốn tại dự án “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM?

Sau khi hoàn thành đợt kiểm toán, ngày 08/2/2018  Kiểm toán nhà nước đã ban hành Báo cáo kiểm toán về Sabeco. Trong đó, liên quan đến việc thoái vốn của Sabeco tại Công ty CP Đầu tư Sabeco Pearl (Chủ đầu tư dự án tại số 2-4 – 6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.HCM), Kiểm toán nhà nước cho biết: Thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư tại Công ty CP Đầu tư Sabeco Pearl theo văn bản số 2884/BCT-CNN ngày 1/4/2016 của Bộ công thương, trong tháng 6/2016 công ty mẹ đã tiến hành thoái vốn theo hình thức đấu giá bán toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ (26% vốn điều lệ) cho các cổ đông sáng lập khác. Việc này là phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014.

Để xác định giá khởi điểm, công ty mẹ đã thuê 3 doanh nghiệp thẩm định giá trị doanh nghiệp. Gồm: Công ty TNHH Cushman & Wakefield, Công ty TNHH chứng khoán ACB và Công ty Cổ phần tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam, chỉ có Công ty CP tư vấn và thẩm định giá Đông Nam là doanh nghiệp có chức năng và đủ điều kiện thẩm định giá được Bộ tài chính chấp thuận.

Trên cơ sở kết quả thẩm định giá của Công ty TNHH Cushman & Wakefield là đơn vị đưa ra giá trị doanh nghiệp cao nhất, Công ty mẹ xác định giá khởi điểm là 13.247 đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá là 13.347 đồng/cổ phần, đơn vị trúng đấu giá mua toàn bộ cổ phần là Công ty CP Attland (thành viên sáng lập).

Xem chi tiết tại đây.

Tổng quan và những yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư mô hình condotel

Hiện nay tỷ lệ cam kết cho thuê phổ biến từ 8% – 10% mỗi năm, một số chủ đầu tư lớn có tiềm lực tài chính mạnh thậm chí còn đưa ra mức cam kết lên đến 12%. Mức này khá cao so với thị trường khác trong khu vực như Thái Lan và Bali.

Việc cạnh tranh gay gắt trong phân khúc này khiến các chủ đầu tư phải tăng cường quảng bá sản cũng như áp dụng chính sách cam kết lợi nhuận để thu hút người mua. Chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều dự án được công bố, nhiều chủ đầu tư chưa hoạch định dự án kỹ càng đã cố gắng vượt qua các dự án đã ra mắt trước đó bằng cách chạy đua về quy mô và mức cam kết lợi nhuận.

Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư bắt đầu chú trọng đến việc vận hành dự án thông qua việc thuê các nhà điều hành chuyên nghiệp.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top