Aa

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất cho vay, người mua nhà gặp trở ngại lớn

Thứ Sáu, 29/06/2018 - 14:01

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất cho vay, người mua nhà gặp trở ngại lớn; Chung cư đang tranh chấp, ngân hàng vẫn đấu giá thu hồi nợ; “Cửa cung vốn” đóng sập với dự án nhà ở xã hội; Dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra ngoại ô Hà Nội, phân khúc nào hút lời?... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất cho vay, người mua nhà gặp trở ngại lớn

Theo TS. Bùi Quang Tín, Giám đốc Trường Doanh nhân Bizlight, trễ nhất là tới ngày 1/1/2020, toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam áp dụng chuẩn mực quản trị Basel II, khi đó dòng vốn chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản càng khó... Theo ông Tín, tín hiệu lạc quan về vốn, nếu có, sẽ nằm ở thị trường chứng khoán hay kênh FDI.

Trước những bài học "xương máu" của nhiều năm trước, các ngân hàng cũng tỏ ra e ngại về việc tín dụng bất động sản tăng mạnh và bắt đầu tăng lãi suất cho vay trong lĩnh vực này, bất chấp đây vốn là một thị trường "béo bở".

 

Nhiều ngân hàng cho biết, hiện mức lãi suất cho vay lĩnh vực bất động sản đã tăng lên 12%/năm đối với vay trung hạn, còn vay dài hạn là từ 12,5%/năm, tức tăng 1-2%/năm so với trước đó vài tháng.

Đơn cử, Eximbank áp dụng biểu lãi suất cho vay ngắn hạn mới đối với các khoản vay mua nhà, đất tăng thêm 1%/năm so với trước, lên mức 11%/năm, còn vay dài hạn là 12,5%/năm, tức tăng 0,7-0,9%/năm. Tại ACB, lãi suất dao động từ 8,5-10%/năm tuỳ từng đối tượng khách hàng. Viet A Bank đang áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà, đất là 12,38%/năm. Sacombank với các trường hợp vay dài hạn, lãi suất thời điểm giải ngân là 12,5%/năm.

Xem chi tiết tại đây.

“Cửa cung vốn” đóng sập với dự án nhà ở xã hội

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trên cả nước hiện có 206 dự án nhà ở xã hội, quy mô 168.700 căn hộ đang được triển khai, nằm chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. Các dự án này đều có điểm chung đó là được phê duyệt từ rất lâu, nhưng hiện nay vẫn chưa thế phát triển.

Chẳng hạn, Tổ hợp Nhà ở xã hội và Dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội), được phê duyệt triển khai nhà ở xã hội từ đầu năm 2014, nằm trong diện được vay gói 30.000 tỷ đồng dành cho người thu nhập thấp.

Với quy mô 4 tòa nhà 35 tầng, cung cấp 1.496 căn hộ, sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng 4.500 cư dân. Cuối năm 2014, chủ đầu tư và ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án theo gói 30.000 tỷ đồng và cho 100% khách hàng vay mua nhà.

TP.HCM đang thiếu nghiêm trọng nhà ở xã hội. Ảnh: Gia Huy.

TP.HCM đang thiếu nghiêm trọng nhà ở xã hội. Ảnh: Gia Huy.

Không lâu sau đó, dự án được khởi công với cam kết bàn giao vào cuối năm 2017. Hợp đồng mua nhà cũng được ký kết với phương thức thanh toán chia thành 8 đợt. Thế nhưng, đến nay, hạn cuối qua đã nửa năm, nhưng dự án vẫn đang được xây dựng dang dở phần thô, sau đó gần như đắp chiếu. Trước đó, cuối năm 2016, chủ đầu tư ra thông báo dừng thi công với lý do thiếu vốn.

Còn tại TP.HCM có Dự án nhà ở xã hội 584 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú do Công ty 584 làm chủ đầu tư. Dự án đã dừng thi công từ năm 2014 tới nay dù đã bán hết sản phẩm cho khách hàng. Lý do dừng tiển khai là vì chủ đầu tư không có tiền tiếp tục thực hiện hoàn thiện dự án, ngân hàng cũng không cho vay.

Xem chi tiết tại đây.

Khởi tố chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì, mạnh tay dẹp loạn

Trong báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ về tình trạng tranh chấp chung cư, Bộ Xây dựng cho biết, cả nước hiện có tới 215 dự án tại 43 địa phương có tranh chấp, trong đó nguyên nhân tranh chấp bắt nguồn từ việc chậm hoặc không bàn giao quỹ bảo trì chiếm phần lớn.

Tương tự, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trên địa bàn TP.HCM, tranh chấp liên quan đến việc chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị diễn ra tại 39 dự án, khoảng 36% số vụ tranh chấp trên địa bàn Thành phố.

Trước thực tế này, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Công an phối hợp, chủ trì cùng các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm hành vi vi phạm, chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định hiện hành. Bộ Xây dựng cũng đề nghị các tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong công tác tổ chức cưỡng chế thu hồi quỹ bảo trì chung cư theo luật định. Trường hợp thành viên Ban quản trị có hành vi sử dụng kinh phí bảo trì sai phép cần phải xử lý nghiêm.

Thông tin này lập tức mang đến những phản hồi tích cực từ phía người dân tại các dự án đang vướng về chuyện bàn giao quỹ 2%.

Chủ đầu tư Star City bị tố không bàn giao quỹ bảo trì cho người dân. Ảnh: Nguyễn Thành

Chủ đầu tư Star City bị tố không bàn giao quỹ bảo trì cho người dân. Ảnh: Nguyễn Thành

Chị Nguyễn Thúy Vĩnh, ủy viên Ban quản trị Chung cư BMM (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, đây là thông tin rất đáng quan tâm đối với tất cả những cư dân đang sinh sống tại các toà nhà chung cư trên cả nước. Bởi việc chủ đầu tư cố tình chây ỳ không bàn giao hoặc bàn giao nhỏ giọt quỹ bảo trì 2% là tình trạng rất phổ biến hiện nay.

Hành vi này đã có dấu hiệu của việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bởi số tiền quỹ bảo trì là rất lớn và là tiền của cư dân, chủ đầu tư chỉ tạm giữ hộ. Theo quy định, chủ đầu tư phải bàn giao cho cư dân sau khi thành lập được ban quản trị toà nhà trong vòng 7 ngày (theo quy định tại Thông tư 02/ 2016 của Bộ Xây dựng).

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, với trường hợp của Chung cư BMM, khi cư dân có kiến nghị, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng do cơ sở pháp lý cũng như chế tài chưa rõ ràng, nên chủ đầu tư vẫn cố tình không chấp hành.

Xem chi tiết tại đây.

Chung cư đang tranh chấp, ngân hàng vẫn đấu giá thu hồi nợ

Nhóm khách hàng cho biết, nghe được thông tin nhà băng sẽ tiến hành xử lý nợ bằng cách đấu giá dự án chung cư Gia Phú nên ngày 26/6 đã đề nghị gặp lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV xác minh thông tin. Những khách hàng này còn đề nghị BIDV giải thích về khoản nợ của chủ đầu tư, Công ty Địa ốc Gia Phú tại ngân hàng này.

Ngoài ra, đại diện nhóm khách hàng cũng yêu cầu nhà băng làm rõ quyền lợi của hơn 200 người đã bỏ tiền mua dự án nếu chung cư Gia Phú bị đem đi đấu giá. Quan điểm của các khách hàng là BIDV không có quyền đơn phương bán chung cư vì đó cũng là tài sản của hàng trăm người đã bỏ tiền mua căn hộ trong dự án này.

Trao đổi với VnExpress về vấn đề trên, đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV cho biết, thực ra dư nợ của Công ty Địa ốc Gia Phú là khoản nợ do Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - MHB, Chi nhánh Gia Định cho vay trước đây. Sau khi  sáp nhập và tiếp nhận lại MHB, trong đó có các khoản nợ của ngân hàng này, BIDV đã tổ chức triển khai các phương án xử lý nợ theo quy định pháp luật.

Tính đến thời điểm 30/4/2018, tổng dư nợ của Công ty Gia Phú là hơn 232 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 89 tỷ, nợ lãi hơn 143 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá khởi điểm mà BIDV đưa ra đấu giá khoản nợ nói trên là hơn 112 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây.

Người mua nhà soi chuẩn PCCC khi tìm hiểu dự án

Trước đây, khi đi mua nhà, khách hàng thường chỉ quan tâm tới cách bố trí bên trong căn hộ, hệ thống cơ sở hạ tầng đi kèm, cách bố trí các tiện ích xung quanh… mà ít quan tâm tới hệ thống kỹ thuật chung hay thiết kế kỹ thuật tổng thể dự án. Sau những sự cố cháy nổ gần đây, vấn đề này mới thực sự được nhìn nhận nghiêm túc.

Chị Mai Anh (Quận Hà Đông) cho biết gia đình đã tích cóp nhiều năm qua để mua căn hộ nhưng nếu trước đây tiêu chí chọn dự án theo giá cả, diện tích, tiện ích được đưa lên hàng đầu thì thời gian gần đây, chị quan tâm nhiều đến độ an toàn: "Tôi đang tìm những dự án hệ thống PCCC hiện đại, có hệ thống PCCC tự động. Đặc biệt, phải là những dự án được phát triển bởi những chủ đầu tư uytín, đơn vị quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo về vấn đề an toàn cháy nổ".

Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc bộ phận đầu tư của Savills khẳng định tâm lý lo lắng của người dân đối với phân khúc căn hộ là điều hiển nhiên. Yếu tố an toàn PCCC đang là ưu tiên số một của người tiêu dùng khi xem xét mua nhà. Thị trường đang chuyển dịch thận trọng không chỉ ở phía người dân mà còn ở góc độ chủ đầu tư và sàn giao dịch. 

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội chính thức cưỡng chế công trình ‘xẻ thịt’ mương Phan Kế Bính

Theo ghi nhận, trong sáng nay các hướng đường vào khu vực cưỡng chế ở Phan Kế Bính đều có lực lượng cảnh sát trật tự, CSGT, CSCĐ, cảnh sát hình sự, công an địa bàn chốt trực không cho các phương tiện cũng như người không liên quan vào vị trí cưỡng chế.

Được biết, các công trình xây dựng không phép trên hệ thống cống hóa mương Phan Kế Bính như văn phòng công ty cổ phần Đa quốc gia (cũng là chủ đầu tư của dự án này) và một số văn phòng cạnh đó xây dựng không phép cũng nằm trong phạm vi cưỡng chế.

Các công trình xây dựng không phép trên hệ thống cống hóa mương Phan Kế Bính như văn phòng Cty cổ phần Đa quốc gia (cũng là chủ đầu tư của dự án này) và một số văn phòng cạnh đó xây dựng không phép cũng nằm trong phạm vi cưỡng chế.

Các công trình xây dựng không phép trên hệ thống cống hóa mương Phan Kế Bính như văn phòng Cty cổ phần Đa quốc gia (cũng là chủ đầu tư của dự án này) và một số văn phòng cạnh đó xây dựng không phép cũng nằm trong phạm vi cưỡng chế.

Trước đó, công ty cổ phần Đa Quốc gia đã có đơn khởi kiện Chủ tịch UBND quận Ba Đình, công ty này đề nghị, TAND thành phố Hà nội ra Quyết định ngăn chặn khẩn cấp kịp thời việc phá dỡ tài sản của DN theo Quyết định cưỡng chế nêu trên nhằm đảm bảo tài sản còn nguyên trạng cho tới khi có Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Xem chi tiết tại đây.

Dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra ngoại ô Hà Nội, phân khúc nào hút lời?

Sẽ chẳng ngoa khi nói rằng bất động sản ngoại ô đã và đang trở thành miền đất hứa với các nhà đầu tư. Xu hướng dịch chuyển ra ngoại ô đã manh nha từ nhiều năm trước nhưng phải đến 2 năm trở lại đây thì dòng chuyển dịch ngày càng trở nên rõ nét.

Nhìn tổng thể vào bức tranh của Hà Nội, quỹ đất nội đô đang bị quá tải về mặt dân số và cơ sở hạ tầng. Sự xuất hiện của hàng loạt các tòa nhà chung cư cao tầng cùng quá trình kiến thiết hạ tầng giao thông đã tạo nên sự “chật chội” trong bức tranh chung. Quỹ đất có hạn và nếu có cũng chỉ là những ô đất nhỏ khiến doanh nghiệp khó xoay xở trong việc triển khai, thi công dự án.

Trong khi đó, với chủ trương xây dựng và phát triển đô thị vệ tinh xung quanh của TP. Hà Nội, nguồn vốn Nhà nước bắt đầu dồn lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Long Biên, Gia Lâm… bắt đầu “lột xác” trở thành những miền đất mới đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư.

Với ưu điểm vượt trội như quỹ đất rộng, cơ sở hạ tầng phát triển, nhà đầu tư có thể triển khai nhiều dự án theo hướng sinh thái, nhu cầu ở của người dân chưa bao giờ thuyên giảm, những vùng đất ngoại ô trở thành điểm nhắm chiến lược của các nhà đầu tư thứ cấp.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top