Chủ tịch VNREA đưa ra giải pháp xây dựng không gian sống văn minh của Thủ đô
Ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, Hà Nội cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả quy hoạch phát triển Thủ đô, trọng tâm là công tác lập, thẩm định, phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch phù hợp với quy định của pháp luật. Rà soát, điều chỉnh, thực hiện các quy hoạch có liên quan. Trước mắt, giai đoạn ngắn hạn, trong khi chờ đợi kết nối với các khu đô thị về tinh được dễ dàng hơn, có thể xem xét cấp phép các dự án mới theo phương thức “vết dầu loang”, từ khu vực trung tâm ra phía ngoài đô thị, nhằm mục tiêu phát triển hạ tầng đồng bộ, lan tỏa.
Theo Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đến 2015, chỉ tiêu cây xanh mới đạt 2,5m2 /người trong khi mục tiêu quy hoạch năm 1998 là 16m2/người; đặc biệt thiếu các công viên trên 50ha; Chỉ tiêu giao thông đến nay mới đạt 7,5%, còn xa mới đạt chỉ tiêu 25% theo quy hoạch năm 1998 và quy hoạch chung năm 2011 là 27%.
Về chất lượng dịch vụ đô thị, theo chủ tịch VNREA, Hà Nội có thế mạnh về dịch vụ du lịch, trong những năm qua luôn có mặt trong top 10 thành phố du lịch hấp dẫn của Châu Á.
Xem chi tiết tại đây.
Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc khu Nam TP.HCM 2017
Theo báo cáo mới nhất của CBRE, trong năm 2017, thị trường địa ốc khu Nam đón nhận nguồn cung mới từ 52 dự án với quy mô 27.320 căn hộ, nhà phố và biệt thự, chiếm 54% tổng lượng cung của toàn thị trường.
Với kết quả này, kể từ năm 2014 thì đây là năm đầu tiên khu Nam chính thức bứt phá và vượt xa khu Đông về nguồn cung.
Theo thống kê, 72% các dự án đồng loạt bung ra thị trường trong 6 tháng cuối cùng của năm 2017. Chiếm phần lớn lượng hàng được các chủ đầu tư đưa ra cuối năm là các dự án khủng như: Hưng Phát Green Star (Hưng Lộc Phát, 5,2ha với 111 biệt thự nhà phố và hơn 1.000 căn hộ), Kentone Node (hơn 10.000 căn hộ với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD), Jamona Golden Silk (100 nhà phố, hơn 400 căn hộ), Sài Gòn Peninsuna (6 tỷ USD với 8.000 căn hộ và biệt thự), Evergreen (tổng mức đầu tư 8.000 tỷ), Lavida (1.212 căn hộ), Mizuki Park (26 ha, 9.000 tỷ)…
Không chỉ bùng nổ về nguồn cung, năm 2017, giá bất động sản khu Nam còn tăng giá chóng mặt. Tính đến tháng 12/2017, mức tăng giá của phân khúc đất nền - nhà phố và căn hộ tại khu Nam lần lượt đạt 312% và 162% so với thời điểm tháng 12/2014.
Có thể nhận thấy, chỉ trong 3 năm, phân khúc đất nền nhà phố tại Khu Nam tăng với tốc độ nhanh. Vì vậy, không khó hiểu khi các dự án thuộc phân khúc này tại quận 7, Nhà Bè như: Hưng Phát Green Star, Evergreen, Lavida, Jamona City, Jamona Golden Silk… cứ bung hàng là hết hàng.
Xem chi tiết tại đây.
Năm 2018, khu Đông sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc TP.HCM
Mặc dù trong định hướng chiến lược phát triển đô thị chung, TP.HCM sẽ phát triển theo cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, song với lợi thế là cữa ngõ kết nối của toàn vùng Đông Nam bộ, nên chính sách phát triển hạ tầng của TP.HCM dường như đang dồn mạnh vào khu vực phía Đông.
Đến thời điểm hiện nay, hầu hết những công trình giao thông trọng điểm của TP.HCM đều đi qua khu Đông như hầm sông Sài Gòn, đường Võ Văn Kiệt, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2 nối trung tâm Thành phố với quận 2 và quận 9, hay đường Phạm Văn Đồng nối Sân bay Tân Sơn Nhất với quận Thủ Đức…
Không chỉ thế, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng nối trực tiếp khu Đông với Đồng Nai, rồi dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến số 1), đang được đầu tư, dự kiến sẽ chính thức đưa vào khai thác vận hành năm 2020, cũng kéo dài xuyên suốt từ Đồng Nai, Bình Dương, qua khu Đông vào trung tâm TP.HCM.
Chưa kể gần đây, TP.HCM có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hàng công trình hạ tầng giao thông tại khu Đông. Cụ thể, theo Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, trong năm 2017 - 2018, sẽ triển khai 3 dự án giao thông quan trọng thuộc tuyến đường vành đai 2 với tổng vốn đầu tư hơn 13.115 tỷ đồng. Trong đó, 2 dự án giao thông điểm của khu Đông cấp bách cần áp dụng cơ chế đặc thù để sớm hoàn thành là đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội và từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng.
Gần đây, giá trị bất động sản khu Đông lại được tiếp thêm năng lượng với thông tin khởi động trở lại Dự án Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc. Đây là chuỗi công trình thể thao đạt chuẩn Olympic, quy mô 180 ha, tổng vốn dự kiến 34.000 tỷ đồng, được xây dựng để phục vụ cho SEA Games 31 (năm 2021).
Sự bứt phá trong hạ tầng đã làm bộ mặt đô thị khu Đông hoàn toàn thay đổi diện mạo. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các đại gia địa ốc đều có dự án lớn tại khu Đông như Đại Quang Minh với Khu đô thị Sa La, Vingroup với Dự án Vincity, Novaland với một loạt dự án ở quận 2, quận 9, Him lam Land với Dự án Him lam Phú Đông, Him Lam Phú An và một dự án có quy mô hơn 120 ha tại quận 2 dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2018. Bên cạnh đó, Thủ Đức House, Khang Điền, Đất Xanh, Phúc Khang, Hưng Thịnh, Nam Long…, cũng đều có những dự án lớn ở khu vực này dự kiến sẽ công bố trong năm 2018.
Xem chi tiết tại đây.
TP.HCM đấu giá nhà tái định cư bỏ hoang: Cơ hội sửa sai?
Khoảng 3.700 căn hộ nằm trong khu tái định cư Bình Khánh, quận 2, TPHCM được chính quyền mang ra đấu giá sau nhiều năm xây dựng xong rồi bỏ hoang.
Các khu chung cư bán đấu giá nằm trong Khu tái định cư Bình Khánh nằm bên Đại lộ Mai Chí Thọ thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là khu tái định cư quy mô lớn với hàng loạt chung cư cao tầng đã hoàn thiện, nằm tại vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM hiện nay.
Tại Hà Nội, tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở nhiều dự án tái định cư, tiêu biểu là khu tái định cư Sài Đồng (quận Long Biên).
Theo TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, chuyện xây nhà tái định cư rồi bỏ hoang đã trở thành hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này chính là do khi điều tra để xây nhà tái định cư, cơ quan chức năng đã không khảo sát kỹ nhu cầu của người dân, không theo nguyện vọng của dân.
"Đối tượng tái định cư không được hỏi ý kiến khi điều tra. Chính quyền chỉ lo chỗ ở cho người dân tái định cư mà không lo vấn đề sinh kế của người dân, chỗ đi học, môi trường xã hội... Nhiều dự án tái định cư ở xa trung tâm, bất tiện cho việc làm ăn, sinh sống của người dân", vị chuyên gia chỉ rõ.
Xem chi tiết tại đây.
Trước khi bị truy nã, ông Vũ “nhôm” đã thoái sạch vốn ở hàng loạt dự án bất động sản như thế nào?
Đáng chú ý đó là siêu dự án “Vầng Trăng Khuyết” nằm ở vị trí đắc địa tại TP. Đà Nẵng có quy mô giai đoạn 1 lên tới 181ha (nay gọi là The Sunrise Bay Đà Nẵng), có dấu ấn của Vũ “nhôm”. Một trong 9 dự án nằm trong danh sách "9 dự án và 31 đất công sản" tại Đà Nẵng bị cơ quan công an điều tra.
Chủ đầu tư ban đầu của dự án là Công ty TNHH Deawon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon. Năm 2006, khu đất này được quy hoạch có quy mô là 210ha gồm có khu phức hợp đô thị và sân golf Đa Phước. Tuy nhiên, sau đó được tách thành 2 dự án gồm 29ha là dự án do Công ty Công ty Phát triển Nhà Đa Phước đầu tư, phần còn lại là dự án The Sunrise Bay Đà Nẵng hiện tại.
Do gặp khó khăn về tài chính, Deawon đã thoái vốn khỏi dự án này. Tại thời điểm 3/10/2016, Công ty CP NOVA Bắc Nam 79 (nay là CTCP Đầu tư và phát triển Chấn Phong-PV) nắm đến 99% vốn góp ở Deawon Cantavil, 1% còn lại thuộc về Công ty CP Xây dựng 79. Ông Phan Văn Anh Vũ khi đó là Chủ tịch HĐQT cả 2 công ty Nova Bắc Nam 79 và CTCP Xây dựng 79.
Sau đó, Công ty TNHH Deawon Cantavil đã đổi tên thành Công ty TNHH The Sunrise Bay – Chủ đầu tư dự án The Sunrise Bay Đà Nẵng.
Trong năm 2017, cổ đông tại Công ty TNHH The Sunrise Bay liên tục được thay đổi. Đây cũng là thời điểm Vũ “nhôm” chạy khỏi khu đất vàng này ngoạn mục, bằng cách thoái sạch vốn tại Công ty TNHH The Sunrise Bay.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH The Sunrise Bay (thay đổi lần thứ 15 ngày 19/9/2017) thì chủ sở hữu (nắm giữ 99%) công ty này lại là Công ty CP Thương mại Đầu tư Phát triển Hoàng Huy. The Sunrise Bay có vốn điều lệ 672 tỷ đồng.
Xem chi tiết tại đây.