Aa

Những phố nào ở Hà Nội có giá đất đắt như Paris, Tokyo?

Thứ Tư, 29/03/2017 - 14:01

Những phố nào ở Hà Nội có giá đất đắt như Paris, Tokyo? TP.HCM "mạnh tay" với các công trình vi phạm trật tự xây dựng; Phân khúc trung cấp chiếm lĩnh thị trường với 62% tổng nguồn cung mới... là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

Hà Nội: Giá thuê văn phòng khu vực trung tâm dự kiến tiếp tục tăng

CBRE Việt Nam cho biết, trong quý đầu tiên của năm 2017, một tòa nhà văn phòng hạng B mới ra mắt thị trường là tòa Horison với tổng cộng 8.385m2 diện tích thực cho thuê. Theo đó, tổng nguồn cung văn phòng cho thuê tại Hà Nội đạt khoảng 1,2 triệu m2, trong đó hạng A chiếm 34% và hạng B chiếm 66%.

Về giá chào thuê, theo CBRE trong quý I/2017, giá thuê tăng ở cả hai phân hạng văn phòng, một xu hướng không dễ thấy trong các quý trước đó. Cụ thể, giá chào thuê văn phòng hạng A tăng 3,3% theo quý trong khi văn phòng hạng B tăng giá nhẹ so với quý trước ở mức 0,2%. Văn phòng hạng A cho thấy kết quả hoạt động tốt tại tất cả các khu vực trong thành phố với mức tăng so với qúy trước từ 0,7% đến 5,2%. Kết thúc quý I/2017, giá thuê trung bình của hạng A đạt 29,4 USD/m2/tháng và hạng B đạt 17,8 USD/m2/tháng.

Trong khi nguồn cung mới tại khu vực trung tâm hạn chế và tỷ lệ trống ở mức thấp, khách thuê bắt đầu chuyển hướng sang tìm kiếm các diện tích ngoài trung tâm để mở rộng văn phòng.

Trong khi nguồn cung mới tại khu vực trung tâm hạn chế và tỷ lệ trống ở mức thấp, khách thuê bắt đầu chuyển hướng sang tìm kiếm các diện tích ngoài trung tâm để mở rộng văn phòng.

Xem thêm tại đây.

Phân khúc trung cấp chiếm lĩnh thị trường với 62% tổng nguồn cung mới

Đó là nhận định của CBRE Việt Nam trong buổi họp báo công bố tiêu điểm thị trường BĐS Hà Nội quý I/2017 diễn ra vào chiều 27/3.

Theo đó, CBRE Việt Nam nhận định, thị trường BĐS Hà Nội 2017 đã bắt đầu bằng một quý bận rộn, tiếp nối tâm lý lạc quan từ năm 2016. Cụ thể, có tổng cộng 9.398 căn hộ mở bán mới từ 35 dự án trên toàn thành phố, cho thấy  mức tăng theo quý cả về số lượng và dự án mở bán.

Trong đó, phân khúc trung cấp chiếm lĩnh thị trường với 62% tổng nguồn cung mới, theo sau là phân khúc cao cấp và bình dân. Điều đáng chú ý là số lượng mở bán mới từ phân khúc bình dân gần gấp 3 lần số lượng tại thời điểm quý IV/2016.

Xem thêm tại đây.

TP.HCM "mạnh tay" với các công trình vi phạm trật tự xây dựng

Để giữ vững trật tự, kỷ cương và hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, UBND thành phố HCM yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền không xem xét việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng cho các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính và chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả.

Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tạm dừng việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng cho các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp chưa chấm dứt hành vi vi phạm, chưa chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính và chưa thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả...

Xem thêm tại đây. 

TP.HCM: Điều chỉnh, sửa đổi giá đất nhiều tuyến đường

Văn phòng UBND TP. HCM cho biết, vừa kiến nghị Hội đồng nhân dân TP. HCM về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố.

Bảng giá đất này đã được ban hành theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND TP. HCM. Theo đó, UBND TP. HCM sẽ điều chỉnh giá 5 tuyến đường, bổ sung 6 tuyến đường, điều chỉnh giảm 2 tuyến đường và đề xuất đổi tên, chỉnh đoạn (không thay đổi giá) 80 tuyến đường.

việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM

 Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM

Xem thêm tại đây. 

Những phố nào ở Hà Nội có giá đất đắt như Paris, Tokyo?

Giá đất ở thuộc địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015-2019 được quy định dựa trên Quyết định số 96 năm 2014 của UBND TP. Hà Nội. Theo đó, các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng có giá đất ở thuộc top cao nhất. Nhiều tuyến phố có giá đất ở vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2.

Quận Hoàn Kiếm có hơn 50 tuyến phố có giá đất vượt mức 100 triệu đồng. 3 tuyến đạt “quán quân” giá đất niêm yết với mức cụ thể 162 triệu đồng/m2 gồm có Hàng Đào, Hàng Ngang, Lê Thái Tổ. Phân khúc 100-120 triệu đồng/m2 có khoảng 50 tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm.

Phần lớn những nơi có “đất vàng” như vậy là các tuyến dọc bờ hồ Hoàn Kiếm như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Gai, Hàng Đường (120 triệu đồng/m2), Hàng Bông, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Tràng Tiền (116 triệu/m2).

Các phố Hàng Bài, Đồng Xuân, Nhà Thờ, Lý Thường Kiệt, Lương Văn Can, Hai Bà Trưng (đoạn từ Lê Thánh Tông đến Quán Sứ), Bà Triệu (đoạn từ Hàng Khay đến Trần Hưng Đạo) cùng có giá 112 triệu đồng/m2.

Các tuyến phố khác như Hàng Điếu, Hàng Bạc, Hàng Cân, Hàng Giấy, Hàng Trống, Thuốc Bắc… đều có giá đất đạt trên 100 triệu đồng/m2. Một số tuyến phố tại quận Ba Đình cũng có giá tương đối cao.

Cụ thể, 7 phố gồm Đường Độc Lập, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Bắc Sơn, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Nguyễn Thái Học có giá đất dao động 102 đến 116 triệu đồng/m2.

Những tuyến phố có giá đất đắt nhất ở Hà Nội theo quy định tại Quyết định 96 của UBND TP. Hà Nội. Đồ họa: Thủy Tiên.

Những tuyến phố có giá đất đắt nhất ở Hà Nội theo quy định tại Quyết định 96 của UBND TP. Hà Nội. Đồ họa: Thủy Tiên.

Mức giá 100-162 triệu đồng/m2 với đất tại những tuyến phố nói trên ở Hà Nội chỉ là mức niêm yết. Thực tế, mức giá giao dịch trên thị trường luôn cao hơn rất nhiều, phổ biến 500-800 triệu đồng/m2, có nơi “hét giá” 1 tỷ đồng/m2.

Xem thêm tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top