Ông chủ Công ty Địa ốc Alibaba đã thừa nhận gì với Công an Bà Rịa - Vũng Tàu?
Ngày 10/7, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Phòng An ninh Chính trị nội bộ công an tỉnh đã báo cáo về buổi làm việc với ông Nguyễn Thái Luyện – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty CP Địa ốc Alibaba cho Ban giám đốc công an tỉnh.
Theo đại tá Bùi Văn Thảo, ngày 4/7, Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh BR-VT chỉ làm việc với nội dung yêu cầu ông Nguyễn Thái Luyện – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty CP Địa ốc Alibaba xác nhận lời nói, hình ảnh trên clip có phải do ông Luyện phát ngôn. "Qua làm việc ông Luyện thừa nhận những hình ảnh, lời nói đó là của mình" - Giám đốc Công an tỉnh BR-VT thông tin.
Về hướng xử lý những phát ngôn này, theo đại tá Bùi Văn Thảo, sau khi làm việc và có báo cáo, Phòng An ninh chính trị nội bộ sẽ phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tỉnh, cơ quan điều tra công an tỉnh đánh giá bản chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quý II/2019: Biệt thự và nhà liền kề tăng giá trở lại sau thời gian dài "nằm im"
Theo báo cáo mới nhất từ CBRE, nửa đầu năm 2019 ghi nhận con số ấn tượng cho nguồn cung mới của thị trường nhà ở gắn liền với đất tại Hà Nội khi đón nhận 3.241 căn mở bán, chủ yếu được đóng góp bởi nguồn cung mới trong quý I. Theo đó, số lượng căn mở bán mới trong 6 tháng đầu năm nay cao hơn gần 1,5 lần so với tổng nguồn cung năm 2018, cho thấy một bức tranh thị trường ngày càng sôi động cũng như triển vọng thị trường hứa hẹn.
Bên cạnh đó, việc cải thiện giao thông nội thành tiếp tục thúc đẩy sự mở rộng nguồn cung nhà ở gắn liền với đất Hà Nội tới các địa điểm mới. Đã có một sự thay đổi lớn về phân bổ vị trí trong nguồn cung mới, với khu vực phía Đông hiện chiếm khoảng 80% tổng số căn mở bán mới trong 6 tháng đầu năm. Trong khi tổng nguồn cung vẫn chủ yếu đến từ khu vực phía Tây.
CBRE cho hay, sự dịch chuyển nguồn cung từ các quận chính tới khu vực ngoại thành ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Cơ sở hạ tầng tốt hơn không chỉ tạo điều kiện cho việc mở bán những dự án mới tại các khu vực mới mà còn giúp hồi sinh các dự án trước đây gặp phải tiến độ thi công trì trệ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Siêu dự án thành phố thông minh 4 tỷ USD bao giờ khởi công?
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay, Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có lịch sử hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực trong đó có hợp tác hoạt động về xây dựng, bất động sản, công nghiệp công nghệ và vật liệu xây dựng... Việt Nam dành nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư Nhật Bản, từ đó các doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp cho kinh tế - xã hội Việt Nam, mặt khác quá trình hợp tác này cũng mang lại kết quả rất tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước bạn.
Liên quan trực tiếp đến ngành Xây dựng, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước thể hiện qua nhiều hoạt động như tư vấn quy hoạch, đầu tư phát triển chuyển giao khoa học công nghệ xây dựng, thực hiện công trình giao thông công cộng... Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sang đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị nhất là đô thị thông minh hiệu quả.
Xem thông tin chi tiết tại đây
4 vấn đề nổi cộm trên thị trường bất động sản đầu năm 2019
Sụt giảm nguồn cung trên thị trường đã trở thành nỗi ám ảnh giới bất động sản. Trong quý I/2019, nhiều báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản đưa ra, nguồn cũng có sự giảm đáng kể. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn.
Báo cáo Tổng quan thị trường bất động sản quý II của JLL cho biết, nguồn cung căn hộ mới ở thị trường Hà Nội và TP.HCM đang ở mức thấp. JLL cũng nhận định, lượng chào hàng từ các dự án trên thị trường trong 6 tháng qua đạt mức thấp nhất kể từ khi thị trường phục hồi vào năm 2014.
Trong khi đó tại TP.HCM, báo cáo của HoREA cho rằng, thị trường này đang phải đối mặt với tình trạng ảm đạm về nguồn cung lẫn thanh khoản trong nửa đầu năm 2019. Khi trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư và chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ, giảm 10 dự án (giảm 29,4%), giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với cùng kỳ năm 2018.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao Hà Nội phải điều chỉnh địa giới giữa 3 quận?
HĐND TP. Hà Nội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Theo nghị quyết, Hà Nội sẽ chuyển toàn bộ phần diện tích đất tự nhiên khu vực 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân từ tổ 25, 26, 27, 28, 29, 30, 3, 32 - đang thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) - về địa giới của phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy). Diện tích khu vực điều chỉnh địa giới là 10,32 ha với 6.096 hộ thuộc khu vực điều chỉnh.
Thành phố cũng điều chỉnh địa giới hành chính giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm. Cụ thể, chuyển toàn bộ phần diện tích đất tự nhiên của tổ dân phố số 28 - khu tập thể Bệnh viện 198 đang thuộc địa giới của phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) về địa giới của phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) quản lý. Diện tích điều chỉnh là 1,86 ha với 703 người.