Aa

Phân khúc văn phòng tại TP.HCM sẽ tiếp tục tạo sóng

Thứ Bảy, 22/10/2016 - 15:30

Theo JLL, nhu cầu thuê, mua văn phòng tại TP.HCM sẽ tiếp tục tăng mạnh do sự phát triển vượt mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự tăng trưởng việc làm trong các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, BĐS và kinh doanh... bên cạnh đó, nguồn cung tại phân khúc này lại hạn chế. Tất cả yếu tố này đã và đang tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư BĐS.

Mảnh đất màu mỡ cho giới đầu tư

Trong một báo cáo mới đây về thị trường BĐS TP.HCM, JLL đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của phân khúc thuê mua văn phòng tại thành phố này trong thời gian tới. 

Dựa trên những dữ liệu thu thập được, JLL cho biết, mặc dù trong giai đoạn từ năm 2000 - 2008, không có thêm bất cứ một tòa nhà văn phòng hạng A nào được xây dựng tại TP.HCM, tuy nhiên trong 6 năm qua, cổ phiếu của các dự án đầu tư xây dựng văn phòng hạng A đã tăng khoảng 200% sau khi hàng loạt các gói thầu lớn được hoàn thành như Kumho Asiana Plaza, Vincom Center, Bitexco Financial Tower, Times Square và tòa nhà Vietcombank.

Cũng theo số liệu này, trong năm 2010, sau khi hai dự án lớn, Vincom Center và Bitexco Financial Tower được đưa vào sử dụng, tỷ suất sử dụng các văn phòng hạng A đã giảm xuống còn 63%. Tuy nhiên, đến nửa đầu năm 2015, con số này đã phục hồi và tăng trở lại, đạt mức 93%.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Nguồn cung hạn chế, trong khi nhu cầu tăng mạnh đã khiến cho phân khúc văn phòng tại TP.HCM trở thành một mảnh đất “màu mỡ”. Trong hơn 10 năm qua, số lượng việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, BĐS và kinh doanh ở Việt Nam đã tăng 11% mỗi năm, điều này đã khiến cho nhu cầu về văn phòng mở rộng hơn, trung bình tăng khoảng 9,6%/năm.

Trong 10 năm tới, với tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 5 - 6%, tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ tăng từ 30% lên 40%, nhu cầu trên thị trường này được dự đoán sẽ tiếp tục đi lên, dự kiến tại TP.HCM là 8 - 10% mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn cung các dự án văn phòng, đặc biệt là văn phòng với diện tích hơn 1000 mét vuông lại hạn chế, dự báo đến nửa sau của năm 2017, số lượng các tòa nhà văn phòng vẫn sẽ không đủ đáp ứng được lượng nhu cầu tăng mạnh như trên. Đây sẽ là một dấu hiệu tích cực bởi nó mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản tại phân khúc này.

Giá thuê mua vẫn ở mức cao

Với tổng diện tích văn phòng toàn thành phố chỉ ở mức 1,7 triệu mét vuông, lượng cổ phiếu của TP.HCM thấp hơn một nửa so với các thành phố khác tại các quốc gia láng giềng Đông Nam Á như Jakarta, Kuala Lumpur, Bangkok hay Manila. Đây chính là nguyên nhân khiến giá thuê, mua sản phẩm phân khúc này vẫn ở mức cao.

Hiện nay, giá thuê 1m2 văn phòng ở thành phố này dao động ở mức 550 USD, cao hơn 40% - 160% so với các thành phố Đông Nam Á khác, trừ Singapore. Tương tự, giá mua văn phòng cũng ở mức cao, khoảng 4.900 USD/m2, con số này cao hơn khoảng 25 - 160% so với các thành phố có tốc độ phát triển nhanh hơn. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của JLL, lợi tức đầu tư tại TP.HCM ở mức khá cao, lên tới 8,5 đến 9,5% và chi phí sử dụng nợ chỉ dao động trong khoảng 150 - 250 điểm cơ bản, con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 300 - 400 điểm cơ bản của Bangkok, Manila hay Kuala Lumpur.

JLL cho rằng đây là dấu hiệu của một thành phố non trẻ trong giai đoạn đầu quá trình phát triển. Hiện nay, giá thuê và mua văn phòng tại TP.HCM còn ở mức cao do các công ty xây dựng hay các chủ đầu tư gặp khó khăn trong huy động vốn. Tuy nhiên, khi thành phố phát triển, ngày càng nhiều các tòa nhà văn phòng được xây dựng sẽ khiến giá thuê và mua giảm xuống mức trung bình. Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm là một ví dụ điển hình, trong khoảng 10 - 20 năm tới, khi dự án này hoàn thành sẽ cho phép người thuê mua với mức giá phải chăng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top