Aa

Rộ trào lưu lập quỹ trăm tỷ “săn” đất vùng ven của các “đại gia” Sài Gòn

Thứ Hai, 10/04/2017 - 15:30

Chủ đầu tư “xếp hàng” chờ được nộp tiền sử dụng đất, cổ phiếu xây dựng là quán quân "leo thang giá” trên sàn, Nhóm đại gia Sài Gòn lập quỹ trăm tỷ săn đất vùng ven… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Nghịch lý chủ đầu tư "xếp hàng" chờ được nộp tiền sử dụng đất

Thời gian vừa qua, nhiều chủ đầu tư đã phải "xếp hàng" chờ đợi để được nộp tiền sử dụng đất, trong khi ngân sách TP. HCM đang rất cần bổ sung nguồn vốn này.

Thế nhưng, dường như việc thu được khoản tiền sử dụng đất không phải là điều dễ dàng. Vấn đề nằm ở quy trình lập và thẩm định phương án giá đất dự án quá nhiều khê, mất nhiều thời gian. Có doanh nghiệp mất tới hơn 2 năm vẫn chưa được xác định số tiền sử dụng đất tại dự án của mình là bao nhiêu, nên vẫn chưa thể đóng được số tiền này.

Trước bất cập này, mới đây HoREA đã có văn bản kiến nghị UBND TP. HCM giao cho Sở Tài chính chịu trách trách nhiệm toàn bộ công tác thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất, trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố xem xét quyết định giá đất để xác định tiền sử dụng đất dự án.

Xem chi tiết tại đây

Căn hộ cao cấp suy sụp, nhà đầu tư “ôm bom nổ chậm”

Báo cáo tổng kết thị trường BĐS, nhà ở TP.HCM quý I/2017, của Công ty Cổ phần BĐS Danh Khôi Á Châu (DKRA), cho thấy thị trường đang có nhiều sự dịch chuyển. Trong đó, sự sụt giảm của phân khúc cao cấp là một trong những diễn biến rõ nét nhất.

Sự chuyển dịch phân khúc từ trung cấp, cao cấp sang phân khúc bình dân kéo theo sự chuyển dịch về nhu cầu mua nhà từ xu hướng đầu tư sang khách hàng mua để ở thực. Theo ông Phạm Lâm, CEO DKRA, nguyên nhân sụt giảm nguồn cung căn hộ cao cấp là do trong năm 2016, đặc biệt là quý 3, quý 4, nguồn cung căn hộ cao cấp tăng đột biến, lượng tiêu thụ khá tốt (khoảng 80%) và chủ yếu là khách hàng đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, tại thị trường thứ cấp, tính thanh khoản không tốt, sinh lời ít. Do đó, chủ đầu tư đang quan sát thị trường để đưa ra những kế hoạch tiếp theo.

Xem chi tiết tại đây

Căn hộ cao cấp đang đến giai đoạn thoái trào?

Căn hộ cao cấp đang đến giai đoạn thoái trào?

Quý I/2017, cổ phiếu xây dựng là quán quân "leo thang giá” trên sàn

Trong nhóm những cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất quý I, cổ phiếu thuộc ngành BĐS, xây dựng chiếm đa phần. Các cổ phiếu có mức tăng trưởng giá tốt trong quý vừa qua gồm DC1 (tăng 567%), KAC (tăng 277%), LCG (tăng 94%), HBC (tăng 89%), VPH (tăng 81%).

Trong đó, cổ phiếu DC1 của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng số 1 (UpCOM) trở thành cổ phiếu quán quân tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ từ 3.000 đồng lên 20.000 đồng (tăng 567%).

Bên cạnh đó, giá cổ phiếu KAC của Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An (HOSE) đã tăng 277% trong quý I. Từ mức giá 4.880 đồng hồi đầu tháng 1/2017 nay đã lên hơn 16.000 đồng phiên kết thúc tháng 3. Cổ phiếu LCG của Công ty cổ phần LICOGI 16 (HOSE) tăng giá gần gấp đôi trong quý I/2017.

Xem chi tiết tại đây

Nhóm đại gia Sài Gòn lập quỹ trăm tỷ săn đất vùng ven

Một nhóm các “đại gia” ở TP. HCM đã lập quỹ 70 tỷ đồng để “săn đất” tại các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ (khu Nam Sài Gòn), rồi bán lại, mỗi thương vụ thu lợi nhuận trung bình 15%.

Loại hình BĐS nhóm nhà đầu tư này ưa chuộng gồm có: đất nông nghiệp, đất ven sông, đất mặt tiền biển và nhà phố, biệt thự vườn. Nhóm tập trung mua các lô đất có hạ tầng đang triển khai hoặc cầu đường sắp được xây dựng trong 12 - 24 tháng tới.

Hình thức lập nhóm đầu tư BĐS này đang khá phổ biến tại TP. HCM thời gian gần đây. Thậm chí có các nhóm lập quỹ đến hơn 100 tỷ đồng. Thành viên các nhóm này đóng góp theo dạng cổ phaàn, tối thiểu là nửa tỷ đồng một suất, không giới hạn vốn góp…

Xem chi tiết tại đây

Nhờ hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư cá nhân đang lập quỹ với dòng vốn từ hàng chục đến bạc trăm tỷ đồng để đổ bộ ra vùng ven TP HCM săn đất. Ảnh: Vũ Lê

Nhờ hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư cá nhân đang lập quỹ với dòng vốn từ hàng chục đến bạc trăm tỷ đồng để đổ bộ ra vùng ven TP HCM săn đất. Ảnh: Vũ Lê

Nhiều cổ phiếu xây dựng – BĐS “nhấp nhổm” ra, vào diện cảnh báo

Từ năm 2016, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM đã đưa 3 cổ phiếu ngành xây dựng – BĐS gồm NVT, POM và VRC vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế âm.

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM quyết định giữ nguyên diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu NVT của CTCP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay. Trước đó, cổ phiếu NVT đã bị đưa vào diện bị kiểm soát từ 7/4/2016 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2014 và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2015 đều là số âm.

Từ 10/10/2016, cổ phiếu NVT chuyển từ diện bị kiểm soát sang diện bị cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2016 là 1,69 tỷ đồng và lỗ lũy kế đến ngày 30/6/2016 là -210,29 tỷ đồng.

Trước đó, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM cũng vừa quyết định đưa cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina và CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu cũng đã bị đưa vào diện cảnh báo. Tuy nhiên 2 cổ phiếu này lần lượt “thoát” khỏi diện cảnh báo từ 5/4/2017 và 31/3/2017.

Xem chi tiết tại đây

BĐS nghỉ dưỡng không “kén khách” mà dành cho nhiều đối tượng

Nhận định về BĐS nghỉ dưỡng, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng phân khúc này đang trở thành thành xu hướng mới bởi đối tượng của phân khúc này rất đa dạng chứ không "kén khách" như suy nghĩ của nhiều người.

BĐS nghỉ dưỡng không chỉ dành cho những người “tạm gọi là có tiền”, mà còn gắn với một số phân khúc khác như người lớn tuổi và bảo hiểm. Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu tăng, cấu trúc dân số đem lại những cơ hội cho BĐS nghỉ dưỡng.

“"Tiềm năng tăng trưởng cho lĩnh vực BĐS Việt Nam rất lớn. Việt Nam có dân số tiếp tục tăng trưởng, đồng thời tầng lớp trung lưu tăng lên và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng”, ông Võ Trí Thành, ông Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top