Aa

Sàn "chém gió", chủ đầu tư ăn đủ "gạch, đá"

Thứ Hai, 01/05/2017 - 09:01

Đá” sân BĐS, doanh nghiệp xây dựng muốn “làm tất ăn cả”; Cách hái ra tiền của ‘cò đất’ nghiệp dư, Sàn "chém gió", chủ đầu tư ăn đủ "gạch, đá"... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Đá” sân BĐS, doanh nghiệp xây dựng muốn “làm tất ăn cả”?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông công bố sẽ “hút mật” trên thị trường BĐS. Một số cái tên có thể kể đến như Cienco 4, Vinaconex, Tasco, REE,…

Năm 2017, REE dự kiến doanh thu đạt 4.613, tăng 26,1% so với năm 2016. Lợi nhuận ròng ước đạt 1.136 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ BĐS dự kiến sẽ tăng mạnh nhất với 226%, doanh thu văn phòng có thể tụt giảm 1%. Doanh thu từ mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp này là M&E dự kiến tăng trưởng 15%.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) ước tính với mảng cho thuê văn phòng, REE sẽ sửa chữa tòa nhà Etown EW nhằm tăng diện tích cho thuê lên 10.000m2. Có kế hoạch khởi công trong tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay, dự kiến dự án có thể cho thuê trong quý III/2018.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những “ông lớn” BĐS nào đang “giải cứu” chung cư cũ ở Hà Nội?

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố có gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô 2-6 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.

Cuối năm 2016, để đẩy mạnh công tác cải tạo chung cư cũ, UBND TP. Hà Nội đã giao cho 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ có chiều cao từ 2 - 6 tầng.

Đáng chú ý, trong số 19 doanh nghiệp được giao triển khai “giải cứu” chung cư cũ ở Hà Nội, có rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực BĐS được giao nhiệm vụ tham gia vào “cuộc chơi” khó khăn này, như: Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, UDIC, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Vinaconex,…

Xem thông tin chi tiết tại đây

 Sàn "chém gió", chủ đầu tư ăn đủ "gạch, đá"

"Sống chung cùng mẹ chồng" là một trong những "ý tưởng" marketing mới nhất được dân sales bất động sản tận dụng để chế thành câu chuyện mua bán nhà đất. Gợi mở trên banner quảng cáo với câu nói "Chỉ 30 triệu đồng/m2", thông điệp mà quảng cáo này đưa ra "lo gì cảnh sống chung với mẹ chồng".

ác hoạt động PR bất động sản được chuyển hướng mang tính trực diện hơn,

Các hoạt động PR bất động sản được chuyển hướng mang tính trực diện hơn, "shock" hơn. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Ban đầu, thông điệp này được đưa ra trao đổi trên một diễn đàn mạng về marketing online. Thế nhưng, sau đó nó nhận được hàng trăm lượt chia sẻ và nhận được hàng ngàn lượt bình luận. Bên cạnh những đánh giá "sáng tạo", "thông minh", quảng cáo cũng nhận được không ít bình luận phản ứng gay gắt khi đưa câu chuyện mâu thuẫn "mẹ chồng - nàng dâu" với việc mua bán nhà đất.

Quảng cáo sau đó đã được gỡ đi, nhưng điều đáng nói, do bị gắn tên thương hiệu dự án vào banner, chủ đầu tư dự án này vô tình phải hứng một cơn mưa "gạch, đá" về hành động không do mình gây ra.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 Chủ đầu tư hay người mua nhà phải đóng phí bảo lãnh ngân hàng?

Hàng trăm hộ dân ở Dự án Nhà ở xã hội Đại Kim (Hoàng Mai) Hà Nội đang thắc mắc khoản tiền phí bảo lãnh ngân hàng bỗng nhiên được chủ đầu tư thông báo phải đóng kèm trong đợt đóng tiền cuối cùng.

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch Thường trực CLB Bất Động Sản Hà Nội cho biết, đã có rất nhiều dự án khi xây dựng, chủ đầu tư không có năng lực nên chậm tiến độ, thậm chí không có năng lực xây dựng nhưng vẫn bán nhà “trên giấy”. Do đó, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản đã quy định rất rõ về nghĩa vụ của Chủ đầu tư khi thực hiện việc kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai thì phải bắt buộc có Bảo lãnh Ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho người mua/người thuê nhà.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cách hái ra tiền của ‘cò đất’ nghiệp dư

 Giữa cơn sốt đất đai đang gia tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ ngoài trời, nhiều người vốn không phải làm nghề kinh doanh bất động sản cũng hào hứng vào cuộc. Từ người bán nước, tài xế, xe ôm, thợ hồ, kinh doanh tự do… hễ có nguồn tin người mua-kẻ bán là sẵn sàng truyền tin ngay.

Bên cạnh những khu vực đất đang “sốt sình sịch” đã xuất hiện rất nhiều “môi giới” xuất thân từ những bác xe ôm, người bán nước… thậm chí có những người bỏ cả nghề chính để đi môi giới bán đất; có người sẵn sàng đóng quầy hàng để đưa khách đi xem đất, xem nhà. Điều này tuy khá tiện cho khách nhưng cũng có thể gây phiền nếu “cò” quá xông xáo.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top