Aa

Thả lờ

Thứ Tư, 29/05/2019 - 06:00

Với bọn cá lãng tử, nghệ sĩ... thì cái lâu đài nguy nga ấy trở thành nơi hò hẹn tình tự, để khoe tài sắc, run rẩy trước cái đẹp và đôi khi để thỏa mãn tò mò. Chúng mới thực sự là đối tượng của lờ...

Khá nhiều người nhà quê chính cống, quê từ trong ra ngoài, nhưng lại vẫn không biết đến nghề thả lờ. Thậm chí không biết lờ là thứ gì. Nói đến rọ rô họ biết ngay; nói đến ống trúm họ quá rành; nói đó đụt  (gồm một cái đó, một cái đụt), nghe phức tạp là thế nhưng cũng gợi họ nhớ đến thú bắt chạch…Thế mà nhắc đến lờ thì nhiều người lắc đầu, bảo không biết. Bởi vì, tuy cũng chỉ là một cách đánh bắt cá kiếm cơm, thả lờ vẫn cứ là một thú chơi nhiều hơn. Chơi một cách điệu nghệ và đầy cảm xúc về cái đẹp.

Đánh rọ rô, đơm đó, cắm ống trúm, đặt bẫy câu... đều lừa cá, lươn... bằng mồi hoặc lợi dụng dòng nước chảy, tức là vẫn cần có thứ tác động ngoại cảnh. Kẻ sa bẫy mặc nhiên là phàm phu tục tử, hoặc mù quáng, phần lớn chết vì miếng ăn. Kẻ đặt bẫy cũng chỉ có thuần túy khoái cảm ăn thua. Được nhiều thì vui còn được ít, hoặc không được gì thì buồn, hay có thể bực tức.  

Thả lờ hoàn toàn khác với các cách lừa cá kiểu vừa kể. Thả lờ cao cấp hơn về mặt trí tuệ và phương pháp. Người thắng, kẻ thua đều ở cấp sang trọng. Bởi vì thả lờ là dụ kẻ khác bằng sự mĩ miều, đánh vào niềm đam mê cái đẹp, dù “kẻ” đó là cá. Khác nhau một trời một vực là ở chỗ ấy.

Lãng mạn sông nước kiếm sống

Lãng mạn sông nước kiếm sống

Đầu tiên và quan trọng nhất là phải tự tay tạo ra một cái lờ đẹp. Công đoạn này đã đáng là một cuộc chơi nghệ thuật. Đẹp cỡ nào cũng vẫn chưa thể vừa lòng! Nan dùng đan lờ kén từ thứ tre già, được vót nhẵn, chuốt cho thật óng ả. Khi lên khung lờ, phải tạo dáng sao cho các đường lượn uyển chuyển, tao nhã. Khó nhất là hom lờ. Hom rất sâu, được tạo bằng nan cật tre vót mỏng và chuốt nhẵn, sờ vào thấy mềm và mát như lụa Hà Đông dệt bằng tơ nõn. Ngoài ra nó còn phải cho cảm giác không có tí gì nguy hiểm, lừa đảo của một cái “tử môn”, tức là vào thì dễ vô cùng, thậm chí được mời gọi để chui vào, song đã vào thì không thể nào ra được. (Ngẫm rộng ra thì mọi thứ cạm bẫy ở đời đều khoác cái vẻ tin cậy, hấp dẫn thế cả. Phần nhiều người ta chết vì vàng, ngọc, kim cương là những thứ óng ánh, mềm mại, êm đềm với niềm tin có thể bám vào để lên thiên đàng).

lờ rồi, là đến công đoạn thả lờ. Phải chọn những vị trí nên thơ (của hồ, đầm, ao...) để người ta thả lờ vào đó. Phải dùng rau cỏ, hoa lá, những thứ có sẵn dưới ao hồ trang trí sao cho dưới con mắt cá thì chiếc lờ khi đó giống như một cung điện với cái khuôn viên thơ mộng, hữu tình. Bọn cá tầm thường, lấy việc tranh ăn cho no bụng làm mục đích, sẽ không tìm thấy lợi lộc gì ở đó nên không bao giờ thèm để ý. Với bọn này, cái đẹp là thứ phù phiếm, vô bổ nhất trần đời.

Nhưng với bọn cá lãng tử, cá nghệ sĩ... thì cái lâu đài nguy nga ấy trở thành nơi hò hẹn lý tưởng để tình tự, để khoe sắc, khoe tài, để run rẩy trước cái đẹp và đôi khi chỉ để thỏa mãn trí tò mò. Chúng thực sự và vĩnh viễn là những kẻ ngờ nghệch và đó mới là đối tượng của lờ.

Ngày nhỏ tôi thường theo người lớn đi thả lờ. Những chiếc lờ bóng to bằng cả vòng ôm, không hề gợi lên một tí gì là cạm bẫy. Nó đẹp đến mức tôi đã từng nghĩ, nếu mình là cá chắc mình cũng không cưỡng nổi ý muốn thử chui vào một lần! Kể cả sau đó có chết cũng cam lòng. Và không hiểu sao, mỗi khi chứng kiến cảnh nhấc lờ, tôi cứ thầm kính nể những chú cá (thường là cá to và rất khó tính, cảnh vẻ trong ăn uống) bị cám dỗ chui vào đó và thành con mồi...

Ai, kẻ đi thả lờ?

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top