PV: Chúng ta thấy hiện nở rộ xu hướng xây dựng các thành phố thông minh trên thế giới? Tại sao thành phố thông minh lại nhận được nhiều sự quan tâm như vậy?
Ông Eduard Dumitrascu: Tôi nghĩ thành phố thông minh không phải chỉ là công nghệ mà dựa trên công nghệ và ứng dụng nó. Thành phố thông minh là bạn, là tôi, là người dân. Thành phố thông minh phải được xây dựng vì cộng đồng và hướng về lợi ích con người. Đó là một dự án thành phố thông minh tốt, phải có tương tác giữa công dân với chính quyền, tương tác giữa các doanh nghiệp, phải có sự kết hợp giữa vấn đề xã hội với nghiên cứu hàn lâm để cùng tìm ra giải pháp thực tiễn nhất. Chính vì là con người để giải quyết các vấn đề của cuộc sống nên mới có nhiều thành phố thông minh như vậy.
PV: Vậy, lợi thế của Việt Nam trong việc cạnh tranh xây dựng thành phố thông minh là gì?
Ông Eduard Dumitrascu: Nói đến Singapore hay Estonia thì quy mô khác với Việt Nam. Các bạn có gần 100 triệu dân. 60% dân số dưới 45 tuổi. Đó là lợi thế tuyệt vời bởi đó là lứa tuổi rất dễ tiếp cận công nghệ. Đô thị xây dựng tại Hà Nội, Hạ Long hay TP.HCM sẽ tạo ra quốc gia thông minh. Mô hình cơ sở từ trung ương đến địa phương này có hai lợi thế. Thứ nhất là chính quyền trung ương và địa phương sẽ nắm rất chi tiết điều gì đang xảy ra đối với nền kinh tế, dù là nông nghiệp và nhanh chóng can thiệp để điều chỉnh, cân bằng. Thứ hai là với người dân, họ tiếp cận với công nghệ trong thành phố thông minh và mở ra sự hữu ích trong mọi mặt cuộc sống của họ. Tôi thấy chính phủ của các bạn rất khuyến khích thành phố và quốc gia thông minh. Điều đó thật là tốt.
PV: Thưa ông, công nghệ nào sẽ nên được sử dụng?
Ông Eduard Dumitrascu: Phải là dữ liệu mở. Tất cả chính quyền, cơ quan chức năng phải học để sử dụng dữ liệu mở.
PV: Giả sử nếu xảy ra một vụ tấn công khủng bố, thành phố thông minh sẽ làm được những gì?
Ông Eduard Dumitrascu: Chúng ta không thể có một thành phố thông minh tốt mà thiếu đi sự an toàn. An toàn thì mới gọi là thông minh. Thế nên với concept thành phố thông minh, dữ liệu về kẻ tấn công sẽ truyền về bao gồm nhận diện khuôn mặt, nhận diện hành vi bất bình thường, lộ trình di chuyển, còn hệ thống cấp cứu cũng sẽ được định vị tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp.
PV: Thành phố thông minh có thể thay đổi thái độ sống của cư dân ở trong đó như thế nào?
Ông Eduard Dumitrascu: Ngày nay, thành phố giống một cơ thể con người. Con người trao đổi chất còn thành phố trao đổi dữ liệu. Gửi dữ liệu đi, nhận dữ liệu về, cư dân trao đổi dữ liệu với chính quyền, chúng ta thay đổi thái độ sống thông qua dữ liệu này. Ví dụ, nếu bạn muốn đi thẳng nhưng ứng dụng lại bảo bạn nên rẽ phải, bạn nghe theo ứng dụng, đó là thay đổi thái độ để đạt được hiệu quả hơn.