Thị trường bất động sản: Loạn dự án "cầm đèn chạy trước ô tô”
Trước tình trạng khan hiếm bất động sản như hiện nay tại TP.HCM, nhiều chủ đầu tư dự án dù mới có đất, chưa được cấp phép, nhưng vẫn đua nhau chào bán theo hình thức đặt cọc giữ chỗ.
Ông Lê Trần Kiên, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, sở này đã xây dựng ứng dụng để người dân có thể kiểm tra pháp lý dự án đã được mở bán hay chưa. Đây sẽ là biện pháp để ngăn chặn tình trạng “cầm đèn chạy trước ô tô” của doanh nghiệp địa ốc hiện nay khi nhiều dự án dù chưa đủ cơ sở pháp lý, nhưng đã bán cho khách hàng.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc áp dụng ứng dụng này chưa chắc triệt được tình trạng doanh nghiệp bán dự án khi chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Luật sư Trần Văn Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, khi bán dự án, các doanh nghiệp luôn tìm cách lách luật, như họ chỉ tổ chức giới thiệu nhà mẫu, nhận đặt cọc giữ chỗ và đưa ra một số hồ sơ liên quan như quy hoạch 1/500, giấy xác nhận đang nộp hồ sơ lên UBND TP.HCM xin cấp phép pháp lý dự án…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Pháp lý cho condotel: Quản chặt, hé mở dần hay cởi trói hoàn toàn?
Tại Diễn đàn đầu tư bất động sản 2019: Rủi ro và cơ hội tổ chức mới đây, các chuyên gia cùng đưa ra nhận định lạc quan, thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng vẫn đang phát triển ổn định, chưa dấu hiệu bong bóng. Đặc biệt, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng xuất hiện thêm nhiều sản phẩm như nhà phố thương mại kết hợp với kinh doanh, lưu trú, hoặc khu phức hợp nghỉ dưỡng du lịch có quy mô lớn. Dù chính sách siết tín dụng cho vay bất động sản khiến giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng chậm lại, nhưng đây vẫn là phân khúc đầu tư hấp dẫn.
GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: “Hiện chưa có dấu hiệu gì của “tích tụ bong bóng” dẫn tới khủng hoảng của thị trường bất động sản, nói cách khác tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang ở lưng chừng dốc đi lên chứ chưa có dấu hiệu đi xuống. Tôi chưa thấy dấu hiệu bong bóng của thị trường bất động sản. Cơ hội và tiềm năng của thị trường vẫn còn nguyên, nhà đầu tư chỉ chờ giấy chứng nhận và quyền sử dụng dài hạn là đầu tư ngay. Thực tế hiện nay, những dự án có quyền sử dụng đất dài hạn đang có tiềm năng đầu tư tốt hơn”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
3 lý do đủ sức thổi bùng “sốt” đất
Theo đánh giá từ giới quan sát, “sốt” đất xảy ra trên cơ sở xuất hiện những thông tin tốt, có sức ảnh hưởng lớn, tạo ra sức hút với các nhà đầu tư.
Đầu năm 2018, Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) bất ngờ trở thành “chảo lửa” của bất động sản khi 3 khu vực này thu hút lượng lớn các nhà đầu tư, môi giới. Giá sản phẩm bất động sản tại các đặc khu kinh tế tương lai đã tăng với tốc độ phi mã khiến thị trường hình thành nên cơn sốt cục bộ.
Kể từ cuối năm 2018, đến đầu năm 2019, cơn sốt đất cục bộ cũng diễn ra tại các khu vực như Gia Lâm (Hà Nội), Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nhơn Trạch (Đồng Nai)…
Giới quan sát cho rằng, giá đất tăng mạnh xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau, nhưng để tạo ra một cơn “sốt” thực sự thì những thông tin xuất hiện buộc phải có mức ảnh hưởng lớn. Dưới đây là những thông tin có khả năng tạo ra cơn sốt đất thực sự.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án KDC Phú Xuân - Nhà Bè: Công ty Hồng Lĩnh bị “tố” chiếm hàng nghìn mét vuông đất
Gửi đơn kêu cứu đến Tạp chí Bất động sản Việt Nam (Reatimes), bà Trần Thị Đặng (SN 1957), trú tại tổ 13, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM cho biết, gần 20 năm qua gia đình bà đang bị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Hồng Lĩnh (Công ty Hồng Lĩnh - PV) chiếm dụng 2.288,5m2 đất.
Theo đó, từ trước năm 1975, gia đình bà Trần Thị Đặng đã sinh sống và canh tác trên diện tích 11.550m2. Gia đình bà cũng đã đăng ký phần đất trên với chính quyền địa phương theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến năm 2002, Công ty Hồng Lĩnh thực hiện việc nhận chuyển nhượng đất của các hộ dân trong khu vực thị trấn Nhà Bè để thực hiện dự án Khu dân cư Phú Xuân – Nhà Bè. Đây là dự án phân lô, bán nền khá lớn trong khu vực huyện Nhà Bè.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao nhà đầu tư rầm rộ "săn" đất Long Thành (Đồng Nai)?
Thời gian gần đây, BĐS Long Thành ghi nhận sự sôi động trở lại, thu hút mạnh dòng tiền của giới đầu tư địa ốc. Đâu là nguyên nhân khiến BĐS nơi đây hấp dẫn?
Tình hình kinh tế địa phương là một trong những yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan vào vùng đất này. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao đóng góp lớn vào sự phát triển của tỉnh nhất là giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa và thu ngân sách.
Đến nay, trong cơ cấu kinh tế của huyện Long Thành ngành công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo với tỉ trọng 67%, lĩnh vực thương mại-dịch vụ xếp thứ 2 với 28%.