Thị trường bất động sản: Mua gì, bán gì nửa sau năm 2019?
Bảy tháng cuối năm có thể sẽ ghi nhận sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư và việc cơ cấu lại nguồn hàng của các doanh nghiệp.
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng khi dự báo về diễn biến thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm 2019.
Nhìn nhận về xu hướng thị trường, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó tổng giám đốc Netland nhận định, trong thời gian qua, vốn FDI đổ vào Việt Nam nhiều, trong đó lượng vốn chủ yếu đến từ châu Á, từ các nhà đầu tư chủ lực như Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc). Các nhà đầu tư đang tìm kiếm các dự án đầu tư với những tiêu chí khác nhau, nhưng hai phân khúc là nhà ở và nghỉ dưỡng vẫn được quan tâm.
Đánh giá cao triển vọng của phân khúc văn phòng cho thuê, ông Nguyễn Việt Quang, chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhu cầu văn phòng cho thuê đến từ doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam là rất lớn, đặc biệt khi văn phòng gắn với khu dân cư, khu công nghiệp.
Sức nóng bất động sản Quảng Ninh đang dẫn đầu các tỉnh phía Bắc
Năm 2019, giới chuyên gia dự báo bất động sản Quảng Ninh sẽ duy trì sức nóng và là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất khi nói về các tỉnh lẻ của phí Bắc.
Trong năm 2018, Quảng Ninh đã có bước phát triển đột phá với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 11,1%, vượt 0,9% kế hoạch và cao nhất so với cùng kỳ 6 năm trở lại đây, tổng thu ngân sách khoảng 40.500 tỷ đồng.
Từ định hướng đầu tư khu kinh tế Vân Đồn, sự đột phá trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông hàng không – thủy – bộ cho đến những bước tiến ấn tượng của ngành du lịch với 12,2 triệu lượt khách… đã góp phần trở thành động lực thúc đẩy cho bất động sản “lên ngôi”.
Nếu Hạ Long với lợi thế du lịch biển đảo vẫn là khu vực dẫn đầu thị trường bất động sản cả về thu hút đầu tư, nguồn cung và khả năng hấp thụ thì các khu vực khác như Vân Đồn, Móng Cái và Uông Bí cũng không nằm ngoài cuộc để sẵn sàng bùng nổ trong năm 2019.
Cũng theo báo cáo quý I/2019 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nay, nguồn cung bất động sản tại Quảng Ninh đang thấp, số lượng giao dịch không cao do thiếu những sản phẩm chung cư diện tích nhỏ thuộc phân khúc bình dân.
Vì sao "giữa tâm bão" ông Lê Minh Quốc lại ủy quyền Chủ tịch cho ông Ngô Thanh Tùng?
Trong bối cảnh của Eximbank hiện nay, việc ông Lê Minh Quốc uỷ quyền cho ông Ngô Thanh Tùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT từ ngày 8/5 càng cho thấy sự "lép vế" của ông Quốc...
Việc ông Lê Minh Quốc ủy quyền cho ông Ngô Thanh Tùng diễn ra trong bối cảnh phiên Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 35 năm 2019 của Eximbank lại tạm hoãn vì không đủ tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phần tham gia theo quy định.
Tuy nhiên, tình thế hiện nay ở Eximbank dường như đang đẩy tân Chủ tịch Eximbank Ngô Thanh Tùng vào thế "thử lửa" và càng thể hiện sự "lép vế" của ông Quốc. Bởi trước đó, trong cuộc họp HĐQT ngày 6/5 do nhóm 5 thành viên triệu tập đã bất thành. Đây là căn cứ để nhóm này tiếp tục triệu tập cuộc họp lần 2 diễn ra vào ngày 15/5 tới đây, với nội dung miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc và bầu thay thế bà Lương Thị Cẩm Tú.
Trong khi câu chuyện nhân sự cấp cao chưa có hồi kết, Eximbank cũng bất ngờ công bố lợi nhuận trước thuế quý I/2019 sụt giảm 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 350 tỷ đồng. Đáng chú ý, sự sụt giảm lợi nhuận này chủ yếu đến từ chênh lệch ở khoản mục thu nhập góp vốn mua cổ phần.
Vì sao các tranh chấp chung cư lại bùng nổ thời gian gần đây?
Nếu chủ đầu tư (CĐT) uy tín, làm ăn đàng hoàng không bao giờ muốn đi tranh chấp với khách hàng. Ngược lại, cư dân cũng không muốn mất thời gian, công sức để ý kiến hay kiện tụng với chủ đầu tư. Ở đây, vấn đề cốt lõi là câu chuyện ứng xử với nhau như thế nào, làm sao để giảm bớt những tranh chấp, kiện tụng không đáng có…
Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group chỉ ra, thực tế tham gia câu chuyện bất đồng trong quản lý hoạt động nhà chung cư hiện nay có 3 chủ thể chính là: Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành và khách hàng (cư dân).
Những tranh chấp trong chung cư chủ yếu xuất phát từ 3 đối tượng này. Lý do dẫn đến những bất đồng chưa hướng giải quyết cũng từ các đối tượng này mà ra.
Theo ông Phúc, vấn đề ở đây là sự phối hợp hài hòa giữa các chủ thể với nhau vì không ai muốn suốt ngày đi kiện cáo hay tranh chấp. Trong trường hợp “bi đát” quá thì mới ra tòa và điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi, uy tín của các bên.
Bất động sản Hải Dương tăng nóng theo quy hoạch mở rộng thành phố
Trong cơn sốt bất động sản tỉnh lẻ, sự khởi động rầm rộ của nhiều dự án cùng với những thông tin quy hoạch và dự kiến lên thành phố đã khiến thị trường bất động sản Hải Dương nóng lên nhanh chóng.
Hiện nay, thị trường Hải Dương sôi động nhất ở hai phân khúc bất động sản công nghiệp và đất nền. Bên cạnh đó, phân khúc shophouse, biệt thự, chung cư… cũng gây được tiếng vang trong giới đầu tư như TNR Stars Tân Trường, TNR Star Riverside… Đặc biệt, từ đầu năm 2019, sự xuất hiện của một số ông lớn như FLC, Ecopark, Nam Cường... là những minh chứng khẳng định thêm sức hút của thị trường bất động sản Hải Dương.
Giới phân tích dự báo trong tương lai, thị trường này sẽ giữ nguyên được sức nóng, và tiềm năng phát triển đầu tư lâu dài.
Theo một nhân viên tư vấn tại văn phòng Thanh Ngọc (TP. Hải Dương) cho biết, mặc dù có nhiều dự án bất động sản nhưng số dự án đủ điều kiện về hồ sơ, thủ tục rất ít nên lượng cung ra thị trường vẫn còn hạn chế. Thậm chí có dự án chủ đầu tư phải tạm dừng triển khai do vướng trong giải phóng mặt bằng.
Chính vì không có nhiều cơ hội nên các nhà đầu tư ở Hải Dương có xu hướng tìm thị trường ở các địa phương ngoài như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên…