Aa

Thị trường bất động sản: Phân khúc văn phòng đang có sự "tiến hóa"

Thứ Hai, 19/02/2018 - 14:10

Khi Đồng bằng sông Cửu Long được "ông lớn" để mắt; Bất động sản phía Tây Hà Nội: Sống an lành, cơ hội đầu tư hấp dẫn; Thị trường bất động sản: Phân khúc văn phòng đang có sự "tiến hóa"... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản phía Tây Hà Nội: Sống an lành, cơ hội đầu tư hấp dẫn

Theo báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam năm 2017 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, năm qua được giới môi giới tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đánh giá là năm sôi động, thu hút sự đầu tư của nhiều “ông lớn” như Vingroup, Hoàng Quân, Mường Thanh, Sacomreal...

Theo đó, tại Cần Thơ, vào cuối năm 2017, lượng giao dịch tăng đột biến. Ghi nhận tại 16 phòng công chứng lớn cho thấy mỗi ngày có khoảng 15 hồ sơ giao dịch, mua – bán nhà đất, khiến số lượng giao dịch bình quân tháng của Cần Thơ đạt 5.000 sản phẩm, tăng 30 – 35% so với năm 2016. Các giao dịch chủ yếu là nhà đất trong dân do tại đây có rất ít dự án phát triển nhà ở.

Tương tự, tại các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh..., thị trường bất động sản cũng có giao dịch sôi động, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư như Vingroup, Hoàng Quân, Mường Thanh, Sacomreal, Alphanam...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản phía Tây Hà Nội: Sống an lành, cơ hội đầu tư hấp dẫn

Theo nhiều chuyên gia đầu tư đánh giá, phía Tây Hà Nội là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng rộng mở, quy hoạch đồng bộ nhất Thủ đô. Các tuyến giao thông huyết mạch, xuyên tâm tiếp tục được triển khai như: đường vành đai 4, đường Tây Thăng Long, Quốc lộ 32 nối Hoài Đức, Đan Phượng với trung tâm… đã và đang hoàn thiện.

Đáng chú ý, nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang hình thành như đường Trung Văn nối Mễ Trì - Mỹ Đình, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT kết nối khu vực. Hay dự kiến cuối năm 2021, tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động sẽ góp phần lớn trong việc kết nối khu vực Tây Bắc của Thủ đô với các quận nội thành.

Cùng với đó, định hướng phát triển đô thị của Thủ đô là hướng Tây, trong đó khu vực dọc tuyến đường vành đai 3 kéo sang Phạm Hùng sẽ trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới của Thủ đô. Biểu hiện rõ nét nhất là Hà Nội đã công bố quy hoạch trụ sở của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên diện tích 28ha tại quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản: Phân khúc văn phòng đang có sự "tiến hóa"

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam, công suất thuê văn phòng cao cấp duy trì ở mức trên 90% trong năm 2017, cải thiện đáng kể so với năm 2014 với mức công suất chỉ trên 70%. Khu vực trung tâm đặc biệt ghi nhận công suất thuê trung bình ấn tượng, trên 95% với mức giá thuê khoảng 33 - 34 USD/m2/tháng tại Hà Nội và 49 - 50 USD/m2/tháng tại TP.HCM.

Với công suất cho thuê ấn tượng như vậy, nhiều chủ đầu tư đã chuyển đổi công năng và gấp rút xây dựng các dự án tòa nhà văn phòng tại 2 thành phố lớn, hứa hẹn sẽ cung cấp nguồn cung mới cho thị trường trong năm 2019.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC: "Chúng tôi chọn cách biến đá thành vàng"

Nói về chiến lược phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, ông Lê Thành Vinh (Phó Chủ tịch thường Tập đoàn FLC) cho biết, việc biến những mảnh đất từng là bãi hoang, đầm lầy, hầu như không có giá trị kinh tế thành những quần thể nghỉ dưỡng cao cấp, mang ý nghĩa rất khác so với việc tiếp tục đổ vốn vào những nơi đã là điểm đến, FLC chọn cách biến đá thành vàng, chứ không chọn cách biến vàng thành trang sức.

"Chúng không chỉ là “vàng” đối với FLC, mà còn là “vàng” của địa phương nhận đầu tư. Tác động lan toả từ một dự án chủ đạo có tính tiên phong được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện cải thiện diện mạo du lịch, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm, mà nó còn thay đổi cả tư duy, văn hóa kinh doanh của cả một vùng đất, là luồng sinh khí mang tính khởi đầu mới lan tỏa, là tiền đề cho một sự phát triển bền vững, lâu dài" - ông Vinh cho biết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xu hướng nhà ở tương lai: Khi Smart Home và Smart Living trở thành lối sống thời thượng

Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu Gartner, công nghệ Smart Home có thể góp tới 1,9 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2020. Tại Việt Nam, báo cáo “Hành vi người dùng điện thoại thông minh 2017” được Nielsen Việt Nam công bố cuối năm qua cho thấy, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh trên số người sử dụng điện thoại chiếm 84% vào năm 2017, tăng 10% so với một năm trước đó (78%).

Những con số trên cho thấy một xu hướng không thể cưỡng lại là sự bùng nổ của điện thoại thông minh và máy tính bảng đang dần thay đổi mọi thói quen của con người, nhất là trong các hành vi tiêu dùng và hưởng thụ cuộc sống. Thị trường bất động sản cũng không nằm ngoài xu thế đó, khi Smart Home và cao hơn là Smart Living đang trở thành lối sống thời thượng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top