Aa

TP. Cần Thơ dự kiến có 32 đơn vị hành chính cấp xã

Hữu Lễ
Hữu Lễ huule.baodnhn@gmail.com
Thứ Hai, 14/04/2025 - 21:59

Trước khi sắp xếp, sáp nhập, TP. Cần Thơ có 9 quận, huyện và 80 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến sau khi sắp xếp còn lại 32 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 16 phường và 16 xã) trực thuộc thành phố.

Chiều 14/4, Thông tin từ Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ cho biết, ông Châu Việt Tha, Giám đốc Sở Nội vụ TP. Cần Thơ ký thông báo số 864/TB-SNV, về việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.

Theo nội dung văn bản, căn cứ Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 74NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 14/4/2025.

Theo nội dung văn bản, thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, cấp tỉnh. Cụ thể, đối với cấp tỉnh, hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang để thành lập ĐVHC cấp tỉnh, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

Đối với ĐVHC cấp xã của thành phố, thực hiện sắp xếp, sáp nhập 80 ĐVHC cấp xã của thành phố Cần Thơ để thành lập 32 ĐVHC cấp xã (gồm 16 phường và 16 xã).

TP. Cần Thơ dự kiến có 32 đơn vị hành chính cấp xã- Ảnh 1.

Quận Ninh Kiều hiện tại, sẽ sắp xếp còn lại 4 phường trực thuộc thành phố.

 Đối với quận Ninh Kiều hiện tại, sẽ sắp xếp còn lại 4 phường trực thuộc thành phố. Cụ thể, Phường Tân An sáp nhập với phường Thới Bình, phường Xuân Khánh lấy tên là phường Ninh Kiều, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ninh Kiều.

Phường An Hòa sáp nhập với phường Cái Khế và một phần diện tích tự nhiên 1,83 km², quy mô dân số 330 người của phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Cái Khế, trung tâm chính trị -hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Hòa.

Phường Hưng Lợi sáp nhập với phường An Khánh lấy tên là phường Tân An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Hưng Lợi.

Phường An Bình sáp nhập với xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) lấy tên là phường An Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Bình.

 Quận Bình Thủy, sau khi sắp xếp còn lại 3 phường trực thuộc thành phố. Cụ thể, Phường Bình Thủy sáp nhập với phường An Thới, phường Bùi Hữu Nghĩa lấy tên là phường Bình Thủy, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Bình Thủy.

Phường Long Tuyền sáp nhập với phường Long Hòa, lấy tên là phường Long Tuyền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Tuyền.

Phường Trà An sáp nhập với phường Thới An Đông, phường Trà Nóc, lấy tên là phường Thới An Đông, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thới An Đông.

Quận Cái Răng, sau khi sắp xếp còn lại 2 phường trực thuộc thành phố. Cụ thể, Phường Lê Bình sáp nhập với phường Ba Láng, phường Hưng Thạnh, phường Thường Thạnh, lấy tên là phường Cái Răng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy - UBND quận Cái Răng (cũ).

Phường Phú Thứ sáp nhập với phường Tân Phú, phường Hưng Phú, lấy tên là phường Hưng Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Cái Răng (mới).

TP. Cần Thơ dự kiến có 32 đơn vị hành chính cấp xã- Ảnh 2.

Phường Hưng Phú (mới) bao gồm: Phường Phú Thứ sáp nhập với phường Tân Phú, phường Hưng Phú (Ảnh: Hữu Lễ)

 Quận ô Môn, sau khi sắp xếp còn lại 3 phường trực thuộc thành phố. Cụ thể, phường Thới Long sáp nhập với phường Long Hưng (quận Ô Môn), phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt), lấy tên là phường Thới Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Hưng.

Phường Phước Thới sáp nhập với phường Trường Lạc (quận Ô Môn), lấy tên là phường Phước Thới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Phước Thới.

Phường Thới An sáp nhập với phường Châu Văn Liêm, phường Thới Hòa, xã Thới Thạnh (huyện Thới Lai) lấy tên là phường Ô Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ô Môn.

Quận Thốt Nốt, sau khi sắp xếp còn lại 4 phường trực thuộc thành phố. Cụ thể, Phường Thạnh Hòa sáp nhập với phường Trung Nhứt, xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là phường Trung Nhút, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thạnh Hòa.

Phường Thốt Nốt sáp nhập với phường Thuận An, phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thốt Nốt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy Thốt Nốt.

Phường Trung Kiên sáp nhập với phường Thuận Hưng, lấy tên là phường Thuận Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Thốt Nốt.

Thành lập phường Tân Lộc trên cơ sở giữ nguyên trạng phường Tân Lộc, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Tân Lộc.

Bên cạnh đó, các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh, sau khi sắp xếp còn lại 16 xã trực thuộc thành phố. Cụ thể, xã Nhơn Nghĩa sáp nhập với xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Nhơn Ái, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Nhơn Nghĩa.

Thị trấn Phong Điền sáp nhập với xã Tân Thới, xã Giai Xuân (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Phong Điền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền.

Thành lập xã Trường Long trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Trường Long (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Long.

Thành lập xã Thạnh Phú trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thạnh Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Phú.

Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở giữ nguyên trạng (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thới Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thới Hưng.

Thị trấn Cờ Đỏ sáp nhập với xã Thới Đông, xã Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Cờ Đỏ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Cờ Đỏ.

Xã Đông Hiệp sáp nhập với xã Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ), xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Hiệp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Hiệp.

Xã Trung Hưng sáp nhập với xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Trung Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trung Hưng.

Thị trấn Thới Lai sáp nhập với xã Thới Tân, xã Trường Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Thới Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Thới Lai.

Xã Đông Thuận sáp nhập với xã Đông Bình (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Thuận, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Thuận.

Xã Trường Xuân sáp nhập với xã Trường Xuân A, xã Trường Xuân B (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Trường Xuân, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Xuân.

Xã Định Môn sáp nhập với xã Tân Thạnh, xã Trường Thành (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Định Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Định Môn.

Thị trấn Vĩnh Thạnh sáp nhập với xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Xã Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Quới, xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh Quới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Quới.

Xã Vĩnh Trinh sáp nhập với xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Trinh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Vĩnh Trinh.

Thị trấn Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND thị trấn Thạnh An.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top