Aa

“Trái đắng” từ những dự án đô thị “ma”

Thứ Năm, 25/07/2019 - 14:00

“Trái đắng” từ những dự án đô thị “ma”; Danh sách doanh nghiệp nợ thuế tháng 7: Bêu tên hàng loạt "ông lớn" bất động sản... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

“Trái đắng” từ những dự án đô thị “ma”

 Những ngày gần đây, dư luận dậy sóng vì nhiều dự án chưa có thủ tục pháp lý nhưng vẫn phân lô, cắt nền bán thu lợi bất chính. Tại những TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... không ít người đã đặt tiền mua nhà, đất từ các dự án đô thị này vẫn đang “ngồi trên đống lửa” và trong cảnh “tiền mất tật mang”.

Theo các chuyên gia, việc chủ đầu tư nhiều dự án lộng hành như vậy là do các quy định hiện hành của pháp luật vẫn còn lỗ hổng và cần phải siết chặt các chế tài liên quan đến vấn đề này.

Theo Luật sư Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Bảo Ngọc, Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành chỉ điều chỉnh các hành vi kinh doanh, như đầu tư, góp vốn... là sau khi ký hợp đồng, như vậy là bỏ ngỏ giai đoạn trước khi các bên ký hợp đồng kinh doanh bất động sản, tạo ra một kẽ hở cho cho kẻ xấu lợi dụng. “Trong Luật dân sự thì quy định việc đặt cọc là do các bên thỏa thuận, pháp luật không can thiệp vào số tiền đặt cọc. Việc để ngỏ như vậy nên một số Công ty quy định mức tiền đặt cọc rất cao, có những đặt cọc gần hết giá trị của sản phẩm, đây là vấn đề dễ làm người dân bị mất tiền” - luật sư Bình nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Cơ hội đầu tư còn lại năm 2019 sẽ ở những nhóm doanh nghiệp hưởng lợi từ chuyển dịch sản xuất do tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc giải quyết tranh chấp thương mại sau hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản cuối tháng 6/2019 nhưng triển vọng về một thỏa thuận cuối cùng còn tương đối xa xôi. Trong khi đó, thông tin kinh tế trong nước cũng chưa mấy hỗ trợ cho thị trường.

CTCK Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, chưa nhận thấy động lực rõ ràng giúp cho VN Index vứt phá vượt ngưỡng 1.000 điểm trong quý III. Mặt bằng lãi suất huy động vẫn sẽ giữ xu hướng tăng trong nửa cuối năm 2019, gây giảm mức định giá các tài sản trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, dù lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong dài hạn nhưng cũng cần nhắc lại rằng Việt Nam vẫn đang trong quá trình “thích nghi” với sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất trên thế giới và do đó khó có thể kỳ vọng một mức tăng trưởng đột phá trong tương lai gần.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Danh sách doanh nghiệp nợ thuế tháng 7: Bêu tên hàng loạt "ông lớn" bất động sản

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa tiếp tục công khai danh sách các đơn vị nợ thuế phí tháng 7/2019 với 242 đơn vị nợ thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp và các khoản liên quan đến đất đai.

Theo đó, có 152 doanh nghiệp công khai lần đầu với số nợ là 267,4 tỷ đồng thuế, phí, tiền phạt, tiền chậm nộp.

Trong danh sách này, nhóm các doanh nghiệp bất động sản xuất hiện với tần suất khá cao và với con số nợ lớn. Có thể kể đến CTCP Đầu tư xây dựng đô thị Bắc Hà với số nợ là 17,13 tỷ đồng; CTCP Tập đoàn Bất động sản Hoàng Gia nợ 14,53 tỷ đồng; CTCP Kiến trúc - Xây dựng phát triển số 1 nợ 1,8 tỷ đồng; CTCP Xây dựng Châu Minh Phát nợ 1,8 tỷ đồng…

Ngoài ra, tính đến ngày 31/5/2019, có 4 đơn vị nợ 9,6 tỷ đồng tiền thuê đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất. Đứng đầu danh sách là Trung tâm KHĐT & chuyển giao công nghệ xây dựng Total với số nợ 3,35 tỷ đồng; tiếp đó là Công ty TNHH MTV khai thác và thương mại Kim Sơn với số nợ 2,5 tỷ đồng...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giám đốc Savils: "Thị trường bán lẻ đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt"

Nhận định về tình hình hoạt động của thị trường bán lẻ và câu chuyện đằng sau cuộc chiến cạnh tranh của các doanh nghiệp, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội.

Theo nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam, hiện nay riêng với thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ hiện đã lên tới trên 1,5 triệu m2 sàn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 2 năm trở lại đây, số lượng trung tâm thương mại liên tục gia tăng; những khu vực trước đây thiếu mặt bằng bán lẻ thì nay cũng đã có những dự án phục vụ nhu cầu cho người dân về mua sắm và vui chơi giải trí. Khu vực phía Tây Hà Nội cũng là một ví dụ. Đối với thị trường TP.HCM, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ cũng đã đạt khoảng 1,4 triệu m2 sàn, tăng 13% so quý II/2018.

Thị trường ghi nhận sự phát triển mạnh của các mô hình bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại thay vì các mô hình truyền thống như chợ và bách hóa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường đất nền tỉnh lẻ ven TP.HCM hiện nay diễn biến ra sao?

Những thị trường vùng ven Tp.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Phước…tiếp tục được gọi tên ở giai đoạn này. Trong đó, các dự án có quy mô lớn, đầu tư bài bản, pháp lý hoàn thiện thu hút lượng lớn các nhà đầu tư đổ về tìm hiểu dự án.

Theo các chuyên gia, từ giữa năm 2018, sự chững lại của BĐS Tp.HCM đã khiến xu hướng đầu tư BĐS lan rộng mạnh mẽ ra các tỉnh giáp ranh, trong đó một số thị trường mới nổi như Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu…ghi nhận sự sôi động ngay từ đầu năm 2019 đến nay.

Đáng nói, những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên một cấp độ phát triển mới đã khiến giá BĐS nơi đây thiết lập mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, so với những khu vực giáp ranh truyền thống lâu nay như Đồng Nai, Bình Dương thì các khu vực xa như Tp.Đồng Xoài (Bình Phước); Phan Thiết (Bình Thuận); Đức Hòa (Long An); Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) mức giá vẫn còn khá mềm. Đó là lý do các NĐT khu vực lân cận kéo về đây tìm cơ hội đầu tư dài hạn và biên độ tăng giá còn khá cao.

Theo báo cáo thị trường quý 2/2019 của DKRA Việt Nam cho thấy, BĐS tại các tỉnh vùng ven có sự sụt giảm về nguồn cung và lượng giao dịch, nhưng tỷ lệ hấp thu vẫn tương đối cao, đơn cử như Long An tỷ lệ tiêu thụ đạt 92% (1.761/1.910 nền), Đồng Nai tỷ lệ tiêu thụ đạt 86% (586/683 nền)…..

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top