Aa

“Uẩn khúc“ nào khiến dự án KĐT mới Thịnh Liệt bị bỏ hoang gần 20 năm không triển khai?

Trần Hồ
Trần Hồ tranvanhobaoin@gmail.com
Thứ Sáu, 16/07/2021 - 17:00

Chủ đầu tư chây ì không triển khai dự án nhiều năm, đến chính quyền dường như cũng không mấy mặn mà với dự án. Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn mãi không thành hình suốt gần 20 năm...

Lời tòa soạn:

Qua quá trình khảo sát nhiều dự án tại Hà Nội, có thể thấy rằng không ít dự án chậm tiến độ, “ôm” đất hàng chục năm nhưng chưa bị kiến nghị hoặc thu hồi. Không chỉ vậy, những dự án này còn nhiều lần được gia hạn tiến độ, tăng diện tích thu hồi đất với mục tiêu tiếp tục triển khai. 

Vốn được kỳ vọng sẽ làm "thay da đổi thịt" bộ mặt Thủ đô, giờ đây hiện trạng tại những dự án này lại trái ngược hoàn toàn khi chủ đầu tư để đất hoang hóa, thậm chí còn sử dụng sai mục đích...

Điều này không chỉ khiến bộ mặt thành phố trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan mà còn khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án rơi vào cùng cực, đặc biệt là làm lãng phí tài nguyên đất đai…

Trên tinh thần nghiên cứu, thông qua thu thập tài liệu và khảo sát thực tế, Reatimes khởi đăng tuyến bài Hà Nội cần mạnh tay với dự án "ôm" đất hàng chục năm rồi bỏ hoang hóa: "Uẩn khúc" nào khiến dự án KĐT mới Thịnh Liệt bỏ hoang gần 20 năm không triển khai? 

Trân trọng giới thiệu tới độc giả!

Chủ đầu tư “thờ ơ” với việc triển khai dự án...

Từng được kỳ vọng sẽ giúp vùng trũng khu vực Hoàng Mai “thay da, đổi thịt”, nhưng dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt do Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi - thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Tổng công ty Licogi) làm chủ đầu tư đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống hoang hóa, nhếch nhác, là nơi chăn thả trâu bò… Không những thế, dự án này còn làm “đảo lộn” cuộc sống, mất kế sinh nhai của nhiều người dân tại phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Sau gần 2 thập kỷ, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn là bãi đất trống, các hạng mục công trình dang dở.

Sau gần 2 thập kỷ, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn là bãi đất trống, các hạng mục công trình dang dở.

Sau gần 2 thập kỷ, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn là bãi đất trống, các hạng mục công trình dang dở.

Theo phê duyệt, thời gian thực hiện dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt được chia thành 2 giai đoạn từ năm 2004 - 2011. Theo đó, giai đoạn 1 dự kiến kết thúc vào cuối năm 2008 với các công việc: Giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, xây thô nhà vườn, cụm chung cư CT5 phục vụ tái định cư… Giai đoạn 2 tiến hành xây dựng nhà cao tầng, cụm nhà biệt thự. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2011.

Thế nhưng, đã gần 20 năm trôi qua kể từ khi dự án được phê duyệt, Khu đô thị mới Thịnh Liệt vẫn chỉ là bãi đất trống hoang hóa, dù có thông tin Tổng công ty Licogi được cho là đã ký kết hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thịnh Liệt với doanh nghiệp khác.

UBND TP. Hà Nội từng kết luận, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt chậm tiến độ.
UBND TP. Hà Nội từng kết luận, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt chậm tiến đ, nhà đầu tư chưa chủ động thực hiện triển khai dự án

Mặc dù dự án chậm tiến độ lâu như vậy, thế nhưng điều mà người dân quận Hoàng Mai đặt dấu hỏi là tại sao dự án treo này không bị thu hồi?

Theo tìm hiểu, tại văn bản số 590/TB-UBND ngày 19/6/2017, về việc thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp về điều chỉnh dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt do ông Nguyễn Đức Chung (thời điểm đó là Chủ tịch UBND TP. Hà Nội) chủ trì nêu rõ, dự án được phê duyệt từ năm 2004 nhưng tiến độ GPMB quá chậm, nguyên nhân chính là nhà đầu tư - Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi chưa chủ động trong triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, TP. Hà Nội sau đó vẫn để nhà đầu tư này tiếp tục thực hiện dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, trong điều kiện chủ đầu tư phải quyết liệt GPMB và sớm đầu tư xây dựng dự án. 

Đến ngày 15/9/2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên. 

Bên ngoài dự án, rác thải, nhà xưởng nhếch nhác, bát nháo

Bên ngoài dự án, rác thải, nhà xưởng nhếch nhác, bát nháo

Bên ngoài dự án, rác thải, nhà xưởng nhếch nhác, bát nháo.

Như vậy, một dự án mà chủ đầu tư “thờ ơ” trong việc triển khai đầu tư xây dựng và chậm tiến độ 13 năm (tính đến năm 2017) đã thoát “án tử” bị thu hồi.

...Chính quyền cũng không mặn mà? 

Không bị thu hồi dự án, Licogi tiếp tục là chủ đầu tư Khu đô thị mới Thịnh Liệt. Sau nhiều năm chây ì, đến nay, UBND quận Hoàng Mai đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) giai đoạn 1 của dự án với tổng diện tích 29,85ha. Ngày 9/9/2020, UBND quận Hoàng Mai đa có văn bản về việc báo cáo tiến độ, diện tích đã hoàn thành công tác GPMB dự án và gửi Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT). Chủ đầu tư dự án cũng đã có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội, Sở TN&MT đề nghị giao đất để thực hiện dự án.

Theo quận Hoàng Mai, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt giai đoạn 1 đã hoàn thành GPMB.

Theo quận Hoàng Mai, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt giai đoạn 1 đã hoàn thành GPMB.

Theo quận Hoàng Mai, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt giai đoạn 1 đã hoàn thành GPMB.

Bà Nguyễn Thị Vân, Cán bộ địa chính phường Thịnh Liệt cho biết: “Hiện việc GPMB giai đoạn 1 xong hết rồi, vấn đề chỉ chờ thành phố giao đất nên rất khó. Phường rất muốn các cơ quan chức năng cùng vào cuộc để làm sao thực hiện đúng tiến độ. Hiện dự án vẫn để đất hoang, chủ đầu tư đang chờ thành phố giao đất”.

Theo số liệu, dự án có 596 hộ dân nằm trong diện đền bù thu hồi đất, có 60 hộ dân đang sống tạm cư. Mặc dù người dân muốn tái định cư tại chỗ, nhưng thành phố đến nay chưa giao đất cho nhà đầu tư nên dự án chưa được triển khai xây dựng. Chính vì vậy, các hộ dân phải nhận tiền tạm cư để ổn định cuộc sống.

“Về vấn đề chậm triển khai dự án, bên phường không nắm được, phường chỉ thực hiện GPMB thôi, còn lại do thành phố. Vì vậy, phải chờ UBND thành phố giao đất”, bà Vân nói.

Đến thời điểm tháng 8/2020, tổng diện tích đất đã hoàn thành công tác đền bù, GPMB, thu hồi đất tại dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt trên địa bàn 3 phường là 29,85ha (giai đoạn 1). Thế nhưng, đến nay đã gần 1 năm trôi qua, nhưng Sở TN&MT, UBND TP. Hà Nội cũng chưa hoàn thiện các thủ tục để ban hành quyết định giao đất, bàn giao đất tại thực địa cho nhà đầu tư - Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi để thi công dự án. Cũng chưa rõ nguyên nhân vì sao? 

Tuy nhiên, do nhiều lý do nên Khu đô thị mới Thịnh Liệt đến nay vẫn chưa được thành phố Hà Nội giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
Vì nhiều lý do nên Khu đô thị mới Thịnh Liệt đến nay vẫn chưa thành hình

Vậy là, không chỉ chủ đầu tư không mấy mặn mà triển khai Khu đô thị mới Thịnh Liệt, phải chăng TP. Hà Nội cũng không rốt ráo với dự án đã hoang hóa gần 2 thập kỷ này? 

Có hay không việc chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đang đùn đẩy trách nhiệm, còn chủ đầu tư cũng tiếp tục “chây ì”, không triển khai dự án, gây hoang phí tài nguyên đất, bức xúc cho người dân?

Nếu Licogi không đủ năng lực thực hiện dự án, phải chăng đã đến lúc chính quyền Hà Nội cần mạnh tay thu hồi dự án nếu đủ cơ sở pháp lý, giao cho chủ đầu tư khác có đủ năng lực để xây dựng một Khu đô thị mới Thịnh Liệt khang trang đúng như kỳ vọng?

Theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đối với một dự án đã được giao đất, sau 24 tháng nếu chủ đầu tư không triển khai thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thu hồi hoặc phải gia hạn với một số điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, trên thực tế, sau thời gian 24 tháng, không ít chủ đầu tư vẫn “ôm” đất nhiều năm tiếp theo dù không triển khai bất cứ hạng mục nào.

"Không thể vì dự án đã hình thành tài sản trên đất hay dự án đã sang tên đổi chủ mà trì hoãn việc xử lý các dự án, quỹ đất vi phạm, cũng không nên vì lo ngại thị trường bất động sản chịu tín hiệu xấu khi một số doanh nghiệp lớn có dấu hiệu vi phạm mà trì hoãn. Có như vậy, thị trường mới minh bạch, môi trường đầu tư mới công bằng", ông Võ nhấn mạnh.

Để ngăn chặn tình trạng này, vị chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc kiên quyết thu hồi, cần có chế tài xử phạt các chủ đầu tư “chây ì”. Ông Võ cho biết thêm, để xảy ra việc này có nhiều nguyên nhân nhưng đầu tiên phải nhắc đến việc lựa chọn nhà đầu tư không bảo đảm yêu cầu. Theo đó, có tình trạng chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nhưng cố “lách” vào để có đất, sau đó không triển khai dự án mà chuyển nhượng lại.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top