Aa

Vì sao bờ sông Sài Gòn phải cõng dày đại dự án?

Thứ Hai, 23/10/2017 - 15:01

Nhu cầu và tiềm năng của loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng còn rất lớn; Cú hích APEC và tương lai của thị trường bất động sản Đà Nẵng; Vì sao bờ sông Sài Gòn phải cõng dày đại dự án?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Cú hích APEC và tương lai của thị trường bất động sản Đà Nẵng

Tuần lễ cấp cao APEC sẽ diễn ra ở thành phố Đà Nẵng vào tháng 11 này. Hàng nghìn các quan chức, doanh nghiệp, phóng viên đến từ 21 nước thành viên sẽ cùng tham gia hội nghị quan trọng này. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là địa điểm tổ chức một hội nghị xúc tiến thương mại giữa đại diện các nước trong Hội đồng Cố vấn Thương mại APEC cùng với hội nghị Liên bộ về Ngoại giao.

Một số chỉ số kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Một số chỉ số kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Việc đăng cai những sự kiện mang tầm quốc tế này chắc hẳn đã và đang thu hút sự chú ý của thế giới đối với thị trường bất động sản của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Theo đội nghiên cứu thị trường của Savills, nền kinh tế Đà Nẵng đang phát triển tốt, GDP của thành phố tăng 8,1% trong sáu tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2016, vốn đầu tư FDI cũng tăng với tốc độ kỷ lục là 269,5% trung bình năm để lên mức 14,3 triệu USD/năm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thu hút FDI: “Nên tận dùng dòng máu yêu tổ quốc chảy trong những người Việt kiều xa xứ"

Theo ông Tuyển, thu hút FDI hiện nay là rất tốt rồi, nhưng trong thời kỳ thế giới phẳng còn rất nhiều vấn đề được đặt ra. Ngoài tổng vốn đầu tư của FDI chúng ta cần có sự quan tâm về doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị vô lượng.

Cụ thể, hiện nay Ba Lan là khu công nghiệp chế biến thực phẩm rất tốt, muốn về Việt Nam để tìm đối tác, để kết hợp thế mạnh với nhau bằng cách trao đổi công nghệ, tuy nhiên, đến hiện nay vẫn chưa làm được.

“Để phát triển FDI trong thời gian tới có lẽ nên dựa vào đội ngũ Việt kiều đang sinh sống ở các nước, tận dụng dòng máu yêu tổ quốc chảy trong những người Việt kiều xa xứ”, ông Tuyển chia sẻ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Nhu cầu và tiềm năng của loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng còn rất lớn"

Trao đổi với phóng viên Reatimes về tiềm năng và thế mạnh của phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong thời gian tới, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, năm 2016 vừa qua, có thể nói là năm của BĐS nghỉ dưỡng. Hiện loại hình này có rất nhiều dự án đang phát triển mạnh với quy mô ngày càng lớn.

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Như cho rằng, về các khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng nhu cầu hiện còn rất nhiều. Vì vậy, chắc chắn sẽ còn nhiều nhà đầu tư tiếp tục tham gia để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các loại hình này.

Tuy nhiên, việc đầu tư phải có kế hoạch, quy hoạch. Thậm chí nên có quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực này đến từng khu vực để tránh đầu tư dàn trải và lãng phí.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản Việt Nam sẽ thu hút các nhà đầu tư trên toàn cầu

Gần đây nhất có 2 hoạt động đầu tư lớn từ các nhà đầu tư Hàn Quốc vào thị trường bất động sản Việt Nam: khoản đầu tư vào khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi và khoản đầu tư mua tòa TNR Nguyễn Công Trứ, TP.HCM.

Cụ thể, một nhóm góp vốn của những quỹ lương hưu và trợ cấp Hàn Quốc mới đây vừa đầu tư khoảng 75 triệu USD vào khoản nợ của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi. Khoản nợ của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi trước đó được đứng tên bởi Warburg Pincus sau khi công ty cổ phần tư nhân Mỹ này mua lại 50% cổ phần của khách sạn từ VinaCapita với mức giá 100 triệu USD vào đầu năm nay.

Quyền sở hữu số cổ phần còn lại tại khách sạn thuộc về thành phố Hà Nội. Điều này giúp cho khách sạn hưởng lãi suất nợ 5 năm nhờ vào việc thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, theo nguồn tin trong ngành tài chính của tờ báo, ngày 19/10.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao bờ sông Sài Gòn phải cõng dày đại dự án?

Đặc điểm của TP.HCM là thành phố sông nước nhiệt đới, ven biển phương Nam, có điều kiện địa lý tự nhiên độc đáo với lợi thế lớn là hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nhiều kênh rạch. Và biệt thự, chung cư nằm sát bờ sông Sài Gòn đang mang lại lợi nhuận cực lớn khiến các chủ đầu tư tranh nhau để có phần.

Khu công viên của một dự án cao cấp bên cạnh sông Sài Gòn vẫn chưa thực sự dành cho cộng đồng. Ảnh: Lê Quân/ Zing

Khu công viên của một dự án cao cấp bên cạnh sông Sài Gòn vẫn chưa thực sự dành cho cộng đồng. Ảnh: Lê Quân/ Zing

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết đến khi có quy chế rõ ràng sau khi Quyết định 22/2017 thì hành lang bờ sông vẫn chưa được cấp phép một cách bài bản.

Trong khi đó, chủ đầu tư quan tâm tới lợi nhuận nhiều hơn ý thức về an toàn bờ sông. Tình trạng các dự án xây dựng ra tận mép sông, thậm chí lấn luôn lòng sông vẫn xảy ra. Đây là điều hoàn toàn không phù hợp với quy định chung của thành phố, gây ra thiệt hại lâu dài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top