Aa

Vì sao NƠXH đang tiệm cận giá nhà thương mại?

Thứ Bảy, 23/09/2017 - 15:10

Hà Nội dành 16.000m2 đất khu đô thị S4 xây trường học; Vietinbank “đóng băng” hơn 5.000 tỷ đồng tại Vinachem?; Đại gia xứ Thanh thâu tóm "đất kim cương" ở Thủ đô; NƠXH đang tiệm cận giá nhà thương mại… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Vietinbank “đóng băng” hơn 5.000 tỷ đồng tại Vinachem?

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính bán niên hợp nhất đã soát xét. Báo cáo cho thấy, tiền gửi của Vietinbank tại Ngân hàng Nhà nước tính đến 30/6/2017 là 16.210 tỷ đồng tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác cũng tăng gần 13.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên 107.779 tỷ đồng. Nửa đầu năm, Vietinbank tăng kinh doanh chứng khoán, chi gần 10.000 tỷ đồng cho mục này.

Riêng về nợ cho vay của Vietinbank, tính đến 30/62017, nợ vay của Vietinbank là 730.050 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Khoản nợ nghi ngờ của Vietinbank tăng đột biến từ 812 tỷ đồng hồi tháng 6/2016 lên 4.224 tỷ đồng, tăng 5,2 lần.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) mới công bố, Vietinbank là một trong 4 ngân hàng cho Vinachem vay nợ nhiều nhất. Tính đến ngày 30/6/2017, Vinachem vay 5.674 tỷ đồng tại Vietinbank. Ngoài các khoản vay đối với riêng VietinBank, Vinachem hiện cũng vay tới 2.659 tỷ đồng từ các chủ nợ do VietinBank làm đầu mối.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội dành 16.000m2 đất khu đô thị S4 xây trường học

Trong Công văn số 4591/UBND-KH&ĐT vừa ban hành ngày 19/9, UBND TP. Hà Nội đã cho ý kiến về dự án xây dựng trường học tại ô đất C5-1 thuộc phân khu đô thị S4, phường Dương Nội, quận Hà Đông.

Theo đó, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho phép Công ty cổ phần Phát triển giáo dục EMC được triển khai thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mua tài sản gắn liền với đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trường học theo quy hoạch tại ô đất ký hiệu C5-1, phường Dương Nội, quận Hà Đông theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy mô sử dụng đất dự kiến khoảng 16.000m2 đất.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhà ở xã hội đang tiềm cận giá nhà thương mại: Do cầu vẫn lớn hơn cung?

Thời gian gần đây, giá bán của nhiều dự án nhà ở xã hội đang giữ ở mức cao và có chiều hướng gia tăng tiệm cận dần với nhà thương mại. Thực tế này đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để tạo ra nguồn cung nhà ở có giá rẻ, đáp ứng yêu cầu bức thiết về nhà ở hiện nay.

Theo khảo sát mới nhất về nhu cầu nhà ở thu nhập thấp đến năm 2020 của Hà Nội, nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội đến năm 2020 tăng gần 50% so với chương trình phát triển nhà ở Thành phố đặt ra. Điều đáng nói là nguồn cầu cao như vậy nhưng nhiều dự án tính thanh khoản vẫn không cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các dự án nhà ở xã hội thường nằm xa trung tâm, chưa đáp ứng đủ điều kiện sống cho cư dân. Đặc biệt nhiều dự án có tiếng là nhà ở xã hội nhưng có mức giá sàn không kém mấy so với giá nhà thương mại.

Xem chi tiết tại đây

Với Công trình Xanh, khó nhất là thay đổi tư duy

Công trình Xanh (CTX) là một khái niệm còn mới ở thị trường BĐS Việt Nam. Nói đến CTX, nhiều người liên tưởng đến chi phí công trình đắt đỏ, giá thành sản phẩm cao, khó bán ra thị trường… Tuy nhiên ông Trịnh Tùng Bách, Quản lý phát triển CTX, Tập đoàn Capital House khẳng định suy nghĩ đó hoàn toàn sai.

Ông Bách cho rằng, có thể áp dụng những giải pháp xanh mà không làm tăng thêm chi phí, vẫn giảm được tiêu thụ năng lượng, nước hay loại bỏ chất độc hại trong vật liệu xây dựng đưa lợi ích đến cho người dân, những người mua nhà của chúng ta.

Theo ông Bách, mục tiêu của CTX là dùng vật liệu để thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng, để giảm tiêu thụ nước… Đây là xu hướng tất yếu chứ không phải là cần hay không cần CTX.

Xem chi tiết tại đây

Đại gia xứ Thanh thâu tóm "đất kim cương" ở Thủ đô

Một đại gia tỉnh lẻ, với vốn điều lệ 165 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa vẫn “mạnh dạn” về Thủ đô để thâu tóm hàng loạt dự án “”đất vàng” với mức đầu tư cả nghìn tỷ đồng trên đường Cát Linh, đường Tôn Thất Thuyết...

Không chỉ thực hiện các dự án ở Thủ đô, công ty Xây dựng Thanh Hóa còn thực hiện nhiều dự án BĐS khác tại tỉnh Thanh Hóa, trong đó có những dự án lớn như: Xây dựng Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long; dự án đường giao thông từ ngã ba Voi đi Sầm Sơn…

Ngoài công ty Xây dựng Thanh Hóa, ông Trương Lâm còn sở hữu một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, cho thuê kho bãi, kinh doanh xăng dầu là công ty TNHH Vận tải Hoàng Long – Thanh Hóa.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top