Hưởng lợi từ hạ tầng và quy hoạch, BĐS khu Đông Sài Gòn “một bước lên hương"
Khu Đông Sài Gòn (gồm quận 2 và quận 9) được biết đến như điểm nhấn về hạ tầng giao thông của TP. HCM trong thời gian qua với hàng loạt dự án “khủng. Bên cạnh đó, quy hoạch giãn dân của thành phố cũng là yếu tố khiến BĐS khu Đông “một bước lên hương” trong 2 năm trở lại đây.
Theo kế hoạch, trong số 250.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông TP. HCM giai đoạn 2010 – 2020, thì khu Đông chiếm tới 70% tổng vốn. Đến nay, nhiều dự án đã được đưa vào sử dụng như hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, đại lộ Mai Trí Thọ, xa lộ Hà Nội, đường Võ Văn Kiệt, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây…
Cùng với đó, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020 hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo đô thị của khu vực này.
Thống kê sơ bộ của Công ty Nghiên cứu Thị trường BeeGreen cho biết, có khoảng 30.000 căn hộ cho phân khúc cao cấp tung ra tại thị trường khu Đông trong giai đoạn 2015 - 2017. Trong khi đó, CBRE dự kiến đến năm 2017 nguồn cung căn hộ tại quận 2 và quận 9 sẽ tăng mạnh lần lượt là 58% và 200%.
Xem thêm tại đây.
Chán phố, ông lớn BĐS “kéo nhau” về quê
Tìm kiếm một không gian sống và thư giãn lý tưởng luôn là nhu cầu cần thiết của nhiều khách hàng hiện nay, nhất là trong giai đoạn các khu trung tâm, đô thị ở những thành phố lớn đang ngày càng trở nên đông đúc, ngột ngạt. Vì thế, không khó hiểu khi thời gian gần đây, giới đầu tư, đặc biệt là những người luôn chú trọng chất lượng sống – đang có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh, hoặc các vùng ngoại vi thành phố.
Trong số những tên tuổi lớn nhất hướng đến BĐS ở các tỉnh lẻ phải kể đến Tập đoàn Vingroup. Được biết đến nhiều với những dự án khu đô thị quy mô lớn tại Hà Nội, TP. HCM và những dự án nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Quốc, nhưng tên tuổi của tập đoàn này gần đây cũng gắn liền với nhiều dự án BĐS ở các tỉnh nhỏ, với quy mô lên tới cả ngàn tỷ đồng, như Dự án Khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại và shophouse Vincom tại TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Dự án tổ hợp khách sạn 5 sao - Trung tâm thương mại và nhà phố shophouse tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Trước đó, Vingroup cũng đã tiến hành đầu tư 2 dự án lớn tại Quảng Ngãi là khu tổ hợp thương mại trên đường Lê Quý Đôn, TP. Quảng Ngãi và khu nghỉ dưỡng 2.000 ha ở bãi biển Bình Châu, Bình Sơn. Ngoài ra, tập đoàn này cũng đầu tư tại nhiều tỉnh, thành khác như Hà Tĩnh, Yên Bái, Hậu Giang, Thái Bình, Tuyên Quang…
Điển hình khác trong câu chuyện “xa phố về quê” chính là sự kiện Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Đông Á (thuộc Tập đoàn Alphanam) công bố ra mắt dự án Golden City An Giang tại TP. Long Xuyên vào cuối 2016 vừa qua. Theo đại diện Alphanam, Long Xuyên là một thị trường mới nổi của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, nên việc đầu tư trong dài hạn không chỉ mang lại giá trị cho địa phương, mà còn là cơ hội gặt hái cho nhà đầu tư nếu biết cách tận dụng tốt.
Xem thêm tại đây.
Hà Nội xem xét quy hoạch của 205 dự án và tổ hợp công trình trong khu vực nội đô
Theo báo cáo của Sở QHKT Hà Nội, trong giai đoạn 2011 - 2016, đã có 26/35 đồ án quy hoạch phân khu và 31/33 đồ án quy hoạch chung được phê duyệt (chiếm 84%); 7 đồ án đã hoàn thành thẩm định, đang trong quá trình xem xét để phê duyệt; 4 đồ án đang thực hiện.
Ngoài ra, thành phố đã phê duyệt hơn 500 hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường, chỉ giới đường đỏ. Đáng chú ý, trong số đó, một số đồ án quy hoạch chi tiết quan trọng đã hoàn thành: Khu trung tâm Tây Hồ Tây; Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài; Nhà máy nước mặt sông Hồng; Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Thận Hà Nội; Khu trụ sở các Tổng công ty, Khu điều trị bệnh phong và Bệnh viện nhiệt đới Hà Nội; Dự án Trung tâm triển lãm Quốc tế - Quốc gia..
Vẫn theo Sở QHKT, hiện trong khu vực nội đô lịch sử có khoảng 308 công trình cao tầng hiện hữu hoặc đã được cấp phép xây dựng và đang thi công. Ngoài ra, có khoảng 205 dự án công trình và tổ hợp công trình đang xem xét theo các quy hoạch.
Xem thêm tại đây.
Việt Nam có cần xây thêm nhiều sân bay?
Ông Lương Hoài Nam cho rằng, Nhà nước cần quy hoạch thêm nhiều sân bay để mở ra cơ hội đầu tư cho ngành hàng không cũng như sự phát triển của du lịch. Việc đầu tư xây sân bay nhà nước cũng nên tạo cơ chế chính sách thu hút tư nhân làm thay vì phải "lo vốn dự án này, dự án kia".
Ông Lương Hoài Nam cho rằng, Nhà nước cần quy hoạch thêm nhiều sân bay để mở ra cơ hội đầu tư cho ngành hàng không cũng như sự phát triển của du lịch. Hiện Việt Nam mới có 21 sân bay trong khi Thái Lan có 48, Philippines có tới 70 sân bay, dù hai nước họ nhỏ hơn Việt Nam.
Đáp lời ông Nam, ông Vũ Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ khách sạn thuộc Tổng cục Du lịch cho rằng, đủ hay không thì phụ thuộc vào nhu cầu. Chính sách của chúng ta phụ thuộc vào nhu cầu dịch vụ và vận tải. Nhu cầu phải được dự báo trước, chứ không chỉ phụ thuộc vào hiện tại."Chúng ta đã quy hoạch 21 dự án sân bay. Sân bay chiếm nhiều diện tích và nguồn vốn. Chúng ta cần liệu nguồn vốn của mình đến đâu để chúng ta cần cân nhắc để thực hiện quy hoạch này", ông Thanh nói.
Xem thêm tại đây.
Khu vực Trung Hòa Nhân Chính có thêm một tổ hợp chung cư
Ngày 15/4, Công ty TNHH thủy tinh pha lê BOHEMIA Hà nội (100% vốn của Vinaconex) đã tổ chức lễ khởi công công trình Tổ hợp trung tâm thương mại và trưng bày sản phẩm, văn phòng cho thuê và căn hộ tại số 25 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Công trình nằm trên khu đất có diện tích 3.050m2, chiều cao công trình 33 tầng, khối đế 4 tầng làm diện tích văn phòng, từ tầng 5 đến tầng 33 là căn hộ để ở. Dự án có 3 tầng hầm và cung cấp ra thị trường 232 căn hộ có diện tích từ 86m2 - 136m2.
Ngoài chung cư, dự án cũng có 4 căn biệt thự được xây dựng trên tổng diện tích đất 750,7m2 với 5 tầng cao. Tổng mức đầu tư công trình gần 638 tỷ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2019. Dự kiến, các căn hộ tại dự án sẽ được bắt đầu mở bán vào quý 4/2017.
Xem thêm tại đây.
Ế căn hộ cao cấp, chủ khách xoay thế "đối đầu"
Theo nghiên cứu của Công ty cổ phẩn Bất động sản Danh Khôi Á Châu (DKRA), trong năm 2016, các dự án căn hộ trung và cao cấp chiếm tỷ lệ khoảng 70% nguồn cung. Trong khi đó, quý 1/2017 khoảng 45% nguồn cung lại đến từ các dự án căn hộ bình dân. Đây là sự chuyển hướng rõ nét cho thấy mức độ sụt giảm nguồn cung căn hộ cao cấp tại TP.HCM.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển CBRE Việt Nam, cho rằng, trong quý 1/2017 nguồn cung căn hộ mới ở phân khúc cao cấp được tung ra giảm tới 72% so với quý trước.
“Điều này cho thấy sự cẩn trọng của các chủ đầu tư trong việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, tránh việc bán hàng ồ ạt gây nên tình trạng dư thừa nguồn cung”, bà Dung nói.
Còn ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa cho rằng những căn hộ cao cấp có giá từ 3.500 – 4.000 USD/m2 sẽ trở nên khó tiêu thụ hơn những căn hộ có giá 5.000 – 6.000 USD/m2 ở khu vực trung tâm TP.HCM. Bởi lẽ, người mua đã có sự lựa chọn tới chất lượng, dịch vụ nhiều hơn.
“Khi mua căn hộ cao cấp trong thời gian này, người mua nên chọn sự khác biệt. Nếu căn hộ cứ thường thường mà cùng một vị trí thì nên cân nhắc lại. Căn hộ cao cấp phải dưới 300 căn/dự án. Căn hộ cao cấp là đẳng cấp nên không thể chọn dự án có nhiều sản phẩm được”, ông Quang nói.
Xem thêm tại đây.