Aa

Vỡ giấc mộng đầu tư đón đầu siêu dự án “Đại lộ ven sông Sài Gòn”

Thứ Năm, 09/11/2017 - 14:01

Hà Nội: 10 doanh nghiệp nợ tiền thuê, sử dụng đất lên tới 375 tỷ đồng; Môi giới đất nền Long Thành “bao vây” nhà đầu tư TP.HCM; Vỡ giấc mộng đầu tư đón đầu siêu dự án “Đại lộ ven sông Sài Gòn”; Họp báo Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần I; Chấm dứt ngay cơ chế tái định cư;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Hà Nội: 10 doanh nghiệp nợ tiền thuê, sử dụng đất lên tới 375 tỷ đồng

Đứng đầu trong danh sách 10 doanh nghiệp trên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đá quý Thế giới có địa điểm đất thuê là Toà nhà hỗn hợp AZ SKY tại lô đất CN1 khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, nợ tiền sử dụng đất là hơn 97 tỷ đồng.

Đứng thứ 2 trong danh sách là Công ty cổ phần Quốc tế CT Việt Nam với số nợ trên 95,5 tỷ đồng. 

Một số doanh nghiệp khác có số nợ tiền sử dụng đất lớn được nhắc tới như: Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn (nợ 49,3 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đồng Tháp (nợ 31,5 tỷ đồng), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cầu 1 Thăng Long (nợ gần 27,5 tỷ đồng),… 

Hai doanh nghiệp nợ tiền thuê đất là Hợp tác xã Công nghiệp Đống Đa (nợ gần 8,9 tỷ đồng) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiền phong nợ 906 triệu đồng.

Ngoài 10 doanh nghiệp trên, danh sách cũng nêu tên 123 doanh nghiệp nợ thuế, phí với tổng số nợ gần 73 tỷ đồng.

Có số nợ lớn nhất trong nhóm này là Công ty cổ phần Sông Hồng số 8 hiện còn nợ hơn 11 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong “danh sách đen” là Công ty cổ phần Xây dựng 699 (nợ hơn 9,4 tỷ đồng).

Xem chi tiết tại đây.

Vỡ giấc mộng đầu tư đón đầu siêu dự án “Đại lộ ven sông Sài Gòn”

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi chia sẻ, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn bác bỏ đề xuất siêu dự án “Đại lộ ven sông Sài Gòn” của Tập đoàn Tuần Châu, gần như mọi giao dịch mua bán các lô đất dọc tuyến sông Sài Gòn đều bị đóng băng, thi thoảng có một vài khách hỏi mua đất thổ, đầu tư hạ tầng phân lô bán nền. Hiện giao dịch của công ty chủ yếu là đất nền thổ cư nằm trong khu quy hoạch của thành phố.

Anh Hưng, người ký gửi bán lô đất tại bờ bao sông Sài Gòn, thuộc xã Nhị Bình cho biết, khi nghe tin về dự án này, anh đã đầu tư 8,5 tỷ đồng mua mảnh đất vườn 1.700 m2 (trong đó có 750m2 thổ cư). Và tới nay, dự án bác bỏ, không biết bao giờ mới bán được đất để thu lại vốn làm ăn.

Theo ghi nhận của phóng viên, tuyến bờ bao sông Sài Gòn đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi có vài hộ xây tường rào trồng cây để đón đầu chờ đền bù khi dự án này thực hiện nay phải đóng cửa bỏ hoang. Trên tuyến đường Bùi Công Trừng, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15, nhiều bảng hiệu mua bán đất đã được dỡ bỏ.

Cũng tại khu vực này, một dự án FDI có tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 USD tại huyện Củ Chi sau 10 năm thực hiện đến nay vẫn bỏ hoang. Hay dự án Khu đô thị mới An Phú Hưng của Công ty TNHH một thành viên An Phú có quy mô hơn 610ha tại Hóc Môn, sau nhiều năm triển khai, nhưng mới đây Thành phố phải ban hành quyết định thu hồi.

Xem chi tiết tại đây.

Chấm dứt ngay cơ chế tái định cư

Ông Nguyễn Văn Đực - Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng đã đến lúc phải chấm dứt ngay cơ chế tái định cư vì những nguy cơ lãng phí và trục lợi từ loại hình nhà ở này.

Ông Đực dẫn chứng, mỗi năm Hà Nội đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng để xây dựng nhà tái định cư nhưng hiện đang có tới hơn 1.000 căn hộ bị bỏ hoang do dân không muốn nhận. Tại TP.HCM, dự án tái định cư dù được đầu tư với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng cũng vắng người đến ở.

3 tòa nhà tái định cư Sài Đồng được chủ đầu tư Hanco 3 xin phá bỏ vì bỏ hoang gần 10 năm nay.

3 tòa nhà tái định cư Sài Đồng được chủ đầu tư Hanco 3 xin phá bỏ vì bỏ hoang gần 10 năm nay.

Theo ông Đực, có nghịch lý trên là do chủ trương xây nhà ở tái định cư chưa gắn liền với thực tế, chưa tuân theo những quy luật của cơ chế thị trường. Hiện nay, nhà tái định cư vẫn đang được quan niệm như một sản phẩm đầu tư của nhà nước, đầu tư bằng tiền ngân sách. Mà tất cả những gì được đầu tư bằng tiền của ngân sách thì không hiệu quả. Nhiều dự án tái định cư được vẽ ra theo trí tưởng tượng của các cá nhân chứ không phải xây dựng dựa trên nhu cầu thực sự của người dân.

Quy hoạch khu tái định cư phải thiết kế khu nhà ở đa chức năng, bao gồm từ chức năng sống, dịch vụ cho tới giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên, hiện nay những khu đất vàng hầu hết đều bị quy hoạch, phát triển nhà cao tầng, còn người dân bị quy hoạch tới một khu vực cách nơi sinh sống tới cả mấy chục cây số.

Cuộc sống của người dân đã rất khó khăn mà hàng ngày lại mất thời gian đi lại khiến người dân chán nản, không muốn nhận nhà. Do đó, hàng nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác khẳng định, cơ chế tái định cư đã thất bại. 

Xem chi tiết tại đây.

Họp báo Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần I

Phát biểu tại Họp báo, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA đã đưa ra một số nhận định tổng quan về thị trường bất động sản. Theo đó, sau đợt khủng hoảng từ 2009 – 2013, trong thời gian vừa qua, nhờ các giải pháp, chính sách rất kịp thời mang tính tình huống như Nghị quyết 02 của Chính phủ và sự điều hành của Bộ Xây dựng, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, có thể nói thị trường bất động sản đã “hạ cánh” một cách an toàn, không để xảy ra thất thoát lớn và thị trường có bước khôi phục rõ rệt.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ trở lại thể hiện qua các chỉ số giao dịch, số doanh nghiệp thành lập mới, đóng góp to lớn vào ngân sách Nhà nước... thị trường có tính ổn định hơn về giá cả, giao dịch. Tình hình chung về quan hệ giữa người mua, người bán và các thực thể khác của thị trường mang tính ổn định hơn.

Mặc dù vậy, theo ông Nam sự đóng góp của bất động sản vào nền kinh tế tuy có tăng nhưng gần đây có những đánh giá nhìn nhận tương đối khác nhau. Dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, VNREA phối hợp với VITV tổ chức Diễn đàn bất động sản thường niên để có những đánh giá chi tiết, khách quan hơn về thị trường bất động sản.

So sánh với các hội thảo, hội nghị liên quan đến thị trường bất động sản thời gian qua, ông Nam cho biết Diễn đàn lần này có sự khác biệt tương đối rõ rệt.

Chủ tịch Nguyễn Trần Nam phát biểu tại họp báo. Ảnh: Trần Kháng.

Chủ tịch Nguyễn Trần Nam phát biểu tại họp báo. Ảnh: Trần Kháng.

“Các hội thảo thường có tính chuyên sâu và hẹp, trong khi đó diễn đàn lần này là cơ hội đánh giá thị trường bất động sản một cách tổng quát, toàn diện từ các mặt hàng, phân khúc đến vấn đề đất đai, tài chính, tín dụng, thuế. Bên cạnh đó, có những chuyên đề chuyên sâu, từ đó đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, định hướng doanh nghiệp đầu tư vào những phân khúc có tính thanh khoản tốt và đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Quy mô diễn đàn lần này dự kiến tương đối lớn, diễn ra trong 1 ngày. Buổi sáng sẽ có phiên toàn thể, có sự có mặt, phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Phiên buổi sáng có 4 bài tham luận quan trọng của 4 bộ, ngành có liên quan trục tiếp đến việc quản lý thị trường nhà ở, bất động sản Việt Nam. Có sự đánh giá, định hướng chỉ đạo của Chính phủ đối với thị trường bất động sản liên quan đến chính sách thuế, chính thức phản hồi những đề xuất về tăng thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; chính sách về đất đai, về tín dụng... thể hiện sự quan tâm định hướng của Chính phủ đối với thị trường.

Buổi chiều là thời gian cho 4 chuyên đề gồm: Phát triển nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng, công trình xanh (CTX)”, ông Nam cho biết.

Xem chi tiết tại đây.

Môi giới đất nền Long Thành “bao vây” nhà đầu tư TP.HCM

Thời gian gần đây, những tờ rơi rao bán bất động sản với nội dung: “Đất nền Long Thành, 100 m2, giá chỉ 400 triệu đồng, liên hệ ngay; Đất nền sân bay, sổ đỏ thổ cư, 400 - 500 triệu đồng/nền, trả góp dài hạn…”, gần như bao phủ khắp các ngõ ngách của TP.HCM.

Không ít người dân tỏ ra khó chịu khi đi đâu cũng gặp những tờ rao bán như vậy, từ các ngã tư, cột điện, gốc cây, thậm chí còn được đưa vào tận nhà.

“Mặc dù gia đình tôi ở sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, nhưng ngày nào cũng có người nhét vào khe cổng 2-3 tờ giấy. Tôi tưởng là hóa đơn tiền điện nước nên mở ra xem, ai ngờ lần nào cũng là tờ rơi rao bán đất ở Long Thành”, anh Tuấn, giám đốc kinh doanh một công ty tại quận Bình Thạnh cho biết.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, chị Hoa, hiện đang ở thị xã Tân Uyên (Bình Dương) tâm sự, ngày nào đi làm về, chị cũng phải dọn dẹp đống tờ rơi nằm la liệt ngoài cổng.

“Dù không xem kỹ từng tờ nhưng tôi dễ dàng nhận thấy một điều là mỗi tờ đều có màu sắc, kích thước và số điện thoại liên lạc khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của những tờ rơi này đều là quảng cáo, rao bán đất nền tại Long Thành”, chị Hoa nói.

Chưa dừng lại ở đó, những thông tin rao bán đất nền tại Long Thành còn tấn công “thượng đế” bằng các hình thức khác như: gọi điện, nhắn tin, thư điện tử… khiến không ít người phải đau đầu.

Đơn cử như trường hợp của gia đình chị Toàn, huyện Bình Chánh (TP.HCM), muốn một ngày yên tĩnh để nghỉ ngơi cũng không được. Theo lời kể của chị Toàn, do chị mới sinh con nên phải ở nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cứ chốc chốc lại có người gọi điện, nhắn tin rao bán đất khiến chị rất khó chịu.

Xem chi tiết tại đây.

Hơn trăm triệu đồng mỗi m2 đất phía Tây khu thể thao SEA Games

Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo giá đất bình quân xung quanh khu vực có dự án Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc tọa lạc, tại quận 2, TP HCM. Đây là chuỗi các công trình thể thao đạt chuẩn Olympic được thành phố dự kiến tổng vốn đầu tư 34.000 tỷ đồng, quy mô 180 ha xây dựng phục vụ cho SEA Games 31 (Việt Nam đăng cai năm 2021).

Theo nghiên cứu này, mặc dù siêu dự án phục vụ SEA Games 31 đã "trùm mền" khá lâu và chỉ mới được lãnh đạo TP HCM thông báo chờ vốn, bức tranh đô thị  quanh khu này liên tục đổi khác từng ngày. Nhiều dự án nhà ở, khu dân cư, khu đô thị đua nhau mọc lên tứ phía. Giá đất quanh đây vì thế cũng không ngừng đi lên.

Cụ thể, giá đất phía Tây khu liên hợp thể thao SEA Games đạt mức bình quân 106 triệu đồng mỗi m2, cao hơn gấp 1,5-2 lần so với mặt bằng giá đất quanh dự án này. Đây là khu vực nằm khá gần khu đô thị An Phú, Thảo Điền, được mệnh danh là phố nhà giàu của quận 2.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top