Theo tờ Inhabitat, người ta tạm gọi loại siêu vật liệu này là tấm bọc. Tờ Sience miêu tả, loại vật liệu kết hợp polymer và kính này có thể cung cấp “cảm giác mát mẻ thoải mái và cực kì thân thiện”, làm giảm gánh nặng lên các nhà máy điện vì cắt giảm được lượng lớn thời gian sử dụng hệ thống điều hòa.
Người đại diện của Đại học Colorado Boulder cho biết tấm bọc này có độ dày chỉ khoảng 50 micro mét và trọng lượng còn nhẹ hơn rất nhiều so với 1 lá nhôm. Nó nhìn giống như một tấm giấy bạc, tuy nhiên lại trong suốt.
Loại siêu vật liệu này sẽ được sản xuất thành từng cuộn tròn với số lượng lớn vì có tính ứng dụng và thương mại cao. “Chúng tôi cho rằng loại vật liệu giá rẻ này có thể làm thay đổi cách mà thế giới làm mát không gian”, Xiaobo Yin, trợ lý giáo sư, một trong những người thực hiện dự án cho biết.
Mặt khác, nếu loại vật liệu này được sử dụng ở những tòa nhà hoặc trạm sản xuất năng lượng sẽ rất hữu ích. Đây là những nơi này luôn phải hoạt động liên tục vì vậy lượng nhiệt tỏa ra là vô cùng lớn, cộng thêm với năng lượng mặt trời tác động vào thì cần rất nhiều năng lượng tạo ra để làm mát không gian này. Do đó, đây sẽ là một phát kiến tuyệt vời dành cho các nhà máy sản xuất điện và năng lượng.
Ngoài ra, tấm bọc cũng có thể được sử dụng trên bề mặt của các tấm pin năng lượng mặt trời vì về bản chất nó không hề có ảnh hưởng tới hiệu suất tiếp nhận và tạo ra điện từ năng lượng mặt trời của các tấm này. Hơn nữa, tấm bọc sẽ có chức năng làm mát, bao bọc và góp phần kéo dài tuổi thọ của tấm pin. Yin cũng cho rằng, mỗi tấm pin sử dụng bọc có thể tăng 1 – 2% hiệu suất.
Trong năm tới, Yin và đồng nghiệp của mình sẽ tạo ra một cách đồng “mát mẻ” được bao phủ bởi các tấm bọc mà họ tạo ra trên diện tích 200m2 ở Boulder.
“Lợi ích lớn nhất của công nghệ này là nó hoạt động 24/7 mà không cần sử dụng năng lượng điện hay nước”, Ronggui Yang. Giáo sư ngành kỹ sư máy cũng là người đồng khởi sướng sáng chế trên cho biết. “Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội phát triển sáng chế của mình một cách rộng rãi trong ngành công sản xuất năng lượng, nông nghiệp và đời sống”.