Bất động sản đã giảm giá, nhiều nhà đầu tư vẫn sợ mua “hớ”, vì đâu?
Đây cũng là một trong góc nhìn của người trong cuộc khi nói về động thái của nhà đầu tư với thị trường bất động sản.
Anh Minh, một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường bất động sản chia sẻ: Hiện nay, tâm lý chung của người mua nhà đang kỳ vọng giá tiếp tục giảm. Dự tính của họ xuống tiền vào năm 2023. Nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng trong vòng 3 - 6 tháng để đảm bảo vốn và gia tăng dòng tiền nhờ lãi suất cao. Họ chưa thực sự tính đến việc “xuống tiền” ngay với bất động sản ở giai đoạn này.
“Một số nhà đầu tư không còn tiền để mua. Số khác không vay được ngân hàng. Còn số đông thì chờ bất động sản giảm thêm để khỏi mua hớ”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại TP.HCM chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Hà Nội 2023: Vẫn còn khó khăn nhưng không kìm hãm sức mua
Thị trường bất động sản đang bước vào tháng cuối cùng của năm với bối cảnh trầm lắng đã được dự báo trước đó. Tại Hà Nội, theo nhìn nhận của chuyên gia, thị trường trong vài tháng tới sẽ không có nhiều biến động. Tuy nhiên, bức tranh chung là nguồn cung tiếp tục nhà ở tiếp tục khan hiếm, khả năng hấp thụ có thể tăng nhẹ và điểm đáng chú ý là giá bán sẽ khó tăng thêm. Theo đó, cơ hội sẽ thuộc về các doanh nghiệp có tài chính mạnh, các dự án đủ pháp lý, có thể ra hàng vào năm 2023. Thị trường kỳ vọng sẽ có sự phục hồi ở nửa cuối năm 2023, đặc biệt là ở phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực hoặc đầu tư sinh lời trong dài hạn.
Để hiểu rõ hơn về diễn biến của thị trường sẽ ra sao vào năm 2023, Reatimes đã có cuộc trò chuyện cùng TS. Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hoàn thiện hành lang pháp lý để thị trường vốn phát triển
Thị trường bất động sản là một bộ phận trong hệ thống đồng bộ các loại thị trường. Thị trường này phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần nâng cao đời sống dân cư; vận động, thu hút đầu tư; xây dựng hạ tầng; tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Thị trường bất động sản cũng thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng của hàng hoá bất động sản, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai vô cùng quý giá của quốc gia.
Thị trường bất động sản tại Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiềm năng phát triển rất cao trong những năm tới. Với quy mô dân số cao xấp xỉ gần 100 triệu người, những người trong độ tuổi 25 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn khoảng 55% nên nhu cầu nhà ở là rất lớn; nền chính trị ổn định; nền kinh tế đang từng bước hồi phục sau đại dịch Covid-19; cơ sở hạ tầng đang dần phát triển; quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ… chính là những điều kiện rất tốt để thị trường bất động sản phát triển.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản có cần “giải cứu”?: Không nên "giải cứu" người giàu
Thị trường bất động sản đang bước vào những tháng cuối năm, tuy nhiên bên cạnh khó khăn về nguồn vốn, thị trường bất động sản còn phải đối mặt với trở ngại như lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ và thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án…
Thị trường đã ở giai đoạn bắt đầu suy thoái, giá nhà đất tăng quá cao, cơ cấu thị trường bất cân đối. Các giải pháp đang được đề xuất, tuy nhiên chúng ta phải lựa chọn việc “xấu hoặc xấu hơn”.
Thị trường bất động sản luôn có chu kỳ, khi giá đã quá cao, thị trường sẽ phải tự điều chỉnh để trở về giá trị thực. Ở thời điểm này, nếu bơm tiền giải cứu ồ ạt thị trường sẽ xấu hơn, giá nhà đất bị đẩy lên, pháp lý, thủ tục đầu tư không được tháo gỡ khiến nguồn cung bị ách tắc, khi đó bong bóng sẽ càng to, khi vỡ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cách nào để “rã băng” thị trường bất động sản?
Nhiều chuyên gia nhận định, đây là giai đoạn thách thức nhất đối với thị trường bất động sản trong suốt gần 10 năm qua. Một số phân khúc bị “đóng băng”, không có giao dịch, thanh khoản sản phẩm sụt giảm nghiêm trọng, nhà đầu tư mất niềm tin.
Trước tình hình nói trên, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để tự “rã băng” cho chính mình. Theo đó, một số doanh nghiệp bất động sản đã tung nhiều mức chiết khấu hấp dẫn, nhằm thu hút dòng tiền từ người mua và đẩy nhanh thanh khoản dự án. Nói cách khác, đó là một hình thức giảm giá bán. Nhưng với điều kiện là người mua phải trả 1 lúc gần hết tiền.