Đầu năm, nhà đầu tư tiếp tục gom hàng BĐS Nhơn Trạch đón hạ tầng
Dù dịch bệnh, nhưng thị trường bất động sản khu ven TP.HCM, đặc biệt tại các thị trường BĐS tỉnh lân cận đầu năm 2021 rục rịch rõ nét. Những nền đất trên dưới 3 tỉ đồng tại khu vực Thành phố Thủ Đức được giao dịch nhanh chóng, trong khi tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) những nền đất có giá từ 1.2-2 tỉ đồng cũng luôn trong tình trạng cháy hàng.
Ghi nhận tại thị trường bất động sản Nhơn Trạch thời điểm đầu năm 2021, hoạt động mua bán diễn ra khá nhộn nhịp tại đây. NĐT khu vực TP.HCM thời gian qua tìm kiếm đất nền khu vực này khá nhiều. Hầu hết họ là những NĐT có sẵn dòng tiền, gom đất để dành và chờ đón hạ tầng cũng như các siêu dự án đổ bộ về đây trong thời gian tới.
"Cháy hàng, chủ ngưng bán để giành, bán mất rồi anh/chị ơi…" là những câu nói chúng tôi được nghe nhiều khi đến với thị trường BĐS Nhơn Trạch (Đồng Nai) trong thời điểm này.
Chị L, một nhà đầu tư đến từ Q.2 cho hay, chị đã đầu tư khu vực Q.2, Q.9 và khu vùng ven như Bảo Lộc, Long Khánh, Long Thành. Mới đây chị đã xuống tiền mua 25 nền đất rải rác các xã tại Nhơn Trạch với số tiền hàng chục tỷ đồng, lựa chọn của chị luôn ưu tiên các vị trí đẹp như các trục đường chính, đất phải có sổ sách rõ ràng, dễ mua bán sang tên.
Vòng tăng tốc của các doanh nghiệp bất động sản
Theo khảo sát của một số đơn vị nghiên cứu, bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hàng đầu bên cạnh các kênh vàng, chứng khoán, gửi tiết kiệm. Thị trường cũng cho thấy sự phục hồi tích cực vào cuối năm 2020, khi lượng giao dịch và giá bán đều tăng. Bởi vậy, bước sang 2021, các doanh nghiệp vẫn khá tự tin vào khả năng hồi phục của thị trường trong năm nay.
Mặt khác, hai tháng đầu năm, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng 33,6% nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cũng tăng 49,2%. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản đang có sự sàng lọc mạnh mẽ để hướng tới sự minh bạch và bền vững hơn. Theo đó, những doanh nghiệp mới bước vào thị trường trong giai đoạn này tất yếu phải có sự chuẩn bị kỹ càng hơn với những chiến lược đầu tư bài bản, dài hạn để có bước đi vững chắc. Bởi thực tế, thị trường càng khó khăn thì càng có cơ hội, doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội sẽ thắng lớn trong năm nay.
Chia sẻ kinh nghiệm “sống chung với dịch bệnh”, nhiều doanh nghiệp cho biết, trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, họ sẽ tập trung xử lý hoàn thành các thủ tục pháp lý cho những dự án còn dang dở. Khi tình hình ổn định hơn sẽ lập tức bung hàng.
Các doanh nghiệp không chủ quan nhưng cũng không sợ hãi khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại vì tin tưởng vào sự quyết liệt phòng chống dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ. Hơn nữa, sắp tới sự hỗ trợ của vắc-xin được kỳ vọng sẽ làm dịu đi diễn biến căng thẳng của dịch bệnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Hải Phòng - Miền đất hứa của các nhà đầu tư trong năm 2021
Dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng Hải Phòng là một trong số ít địa phương vẫn giữa được nhịp độ tăng trưởng về kinh tế nói chung, bất động sản nói riêng. Để lý giải sức hút của thị trường bất động sản Hải Phòng trong năm 2020 - 2021, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng.
Ông Nguyễn Ngọc Thành nhận định: "Thị trường bất động sản Hải Phòng phát triển muộn hơn so với các đô thị lớn khác như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng. Mặc dù vậy, Hải Phòng không hề bị tụt lại phía sau bởi tốc độ phát triển nhanh và có những yếu tố đột phá.
Trong 5 năm gần đây, tổng mức đầu tư của các dự án bất động sản trên địa bàn tăng trên 10 lần so với những năm trước 2015, tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân hàng năm trên 25% .
Bước vào 2020, dù trong bối cảnh thị trường chịu ảnh hưởng không hề nhỏ của đại dịch Covid-19, thì Hải Phòng gần như không có nhịp dừng hay giảm tốc độ triển khai đối với các công trình hạ tầng. Sức bật từ các dự án phát triển hạ tầng đồng bộ khiến bất động sản Hải Phòng bước vào đà tăng nhiệt. Và sức nóng ấy càng tăng thêm khi kết nối giữa Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh và các tỉnh thành khác ngày một hiệu quả hơn.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh đã hoàn thiện và đi vào hoạt động hiệu quả, kéo gần khoảng cách giữa các tỉnh thành. Đây là đòn bẩy thúc đẩy giao thương, liên kết kinh tế vùng, tạo đà bứt phá cho phát triển kinh tế, trong đó có bất động sản".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Xây dựng hỗ trợ Hà Nội thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của UBND Thành phố Hà Nội về việc tháo gỡ các khó khăn trong xây dựng và thực hiện thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung và đề án cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ, nguy hiểm trên địa bàn Thành phố, về những vấn đề này Bộ Xây dựng đã có Văn bản trả lời UBND Thành phố Hà Nội.
Cụ thể, việc thực hiện thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung, Bộ Xây dựng cho biết, hiện Thành phố Hà Nội đã giao các nhà đầu tư nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 5 khu đô thị nhà ở xã hội tập trung trên địa bàn với tổng diện tích khoảng 301,64ha đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 508/TB-VPCP ngày 31/10/2017 về phát triển quỹ nhà ở xã hội theo nguyên tắc cân đối tỷ lệ tổng thể với quy mô nhà ở thương mại trên toàn địa bàn Thành phố để hình thành các Khu đô thị nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, Thành phố chọn thí điểm một số công trình, dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và giao Bộ Xây dựng nghiên cứu kiến nghị của Thành phố Hà Nội trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan.
Ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV năm 2020 theo trình tự thủ tục rút gọn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
HoREA kiến nghị gỡ vướng mắc để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển
Theo đánh giá của HoREA, năm 2020 là một năm đầy sóng gió, gian nan và thách thức đối với nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, cũng như đối với nền kinh tế nước ta, trong đó có thị trường bất động sản, do tác nhân bất ngờ của đại dịch Covid-19.
Để thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi và phát triển theo hướng minh bạch, công bằng, lành mạnh và bền vững, HoREA kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp chặt chẽ để sớm tháo gỡ một số vướng mắc về quy định pháp luật về các quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở, trong đó, về thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư dự án”.
Theo HoREA, chỉ riêng năm 2020, Sở Xây dựng đã chuyển 61 dự án sang Sở Kế hoạch Đầu tư để thực hiện thủ tục “quyết định chủ trương đầu tư dự án”. Tuy nhiên, không có dự án nào được Sở Kế hoạch Đầu tư trình UBND thành phố để ban hành “quyết định chủ trương đầu tư dự án”, do vướng mắc về dự án đầu tư, dự án bất động sản, nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, xen kẽ các thửa đất do Nhà nước quản lý trong dự án).
“Có dự án dù không vướng “đất công”, nhưng nhà đầu tư “được” Sở Kế hoạch Đầu tư yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần, đến nay Sở vẫn chưa trình UBND thành phố để ban hành “quyết định chủ trương đầu tư dự án”, làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn”, HoREA ngạc nhiên cho biết.