Aa

Bất động sản 24h: Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản?

Chủ Nhật, 19/12/2021 - 10:36

Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản?; Cơn sốt đất diện rộng có dễ lặp lại vào năm 2022?... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản?

Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2021, bất động sản đứng thứ 3 trong danh sách các ngành thu hút vốn FDI với 2,41 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam vẫn được đánh giá có vị thế tốt để thu hút vốn FDI vào ngành hàng bất động sản.

Theo nghiên cứu phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), kỳ vọng thị trường bất động sản, nhà ở phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: Nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong năm 2022; lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý.

Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của bất động sản trong các năm tới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sức hút của BĐS công nghiệp Việt Nam và giải pháp tháo gỡ các nút thắt để phát triển bền vững

Trong năm 2021, các nguồn vốn đầu tư vẫn tiếp tục chảy mạnh vào bất động sản công nghiệp, tuy nhiên có sự phân hoá về vùng miền khi miền Nam bị ảnh hưởng nặng nề, còn miền Bắc hồi phục sản xuất sớm.

Số liệu báo cáo quý III/2021 của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, bất động sản công nghiệp phía Nam trầm lắng, không có nguồn cung mới và giá thuê không tăng. Toàn thị trường không ghi nhận giao dịch nào đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy khoảng 85 - 87%.

Trong khi đó, do kiểm soát dịch tốt hơn, thị trường phía Bắc vẫn ghi nhận sôi động cùng nhiều nguồn cung mới, giá thuê trở lại đà tăng nhanh. Giá đất công nghiệp trung bình toàn khu vực miền Bắc đạt 108 USD/m2, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Sau làn sóng dịch lần thứ 4, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn thấy, ngoài chiến lược ngoại giao vắc-xin còn là sự cởi mở trong cách chống dịch của Việt Nam. Điều này là chất xúc tác lớn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam bứt phá trong thời gian tới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cơn sốt đất diện rộng có dễ lặp lại vào năm 2022?

Dữ liệu mới đây của Batdongsan.com.vn cho thấy, tại thời điểm cuối năm, lượng người tìm kiếm thông tin quy hoạch đã phục hồi bằng 80% so với giai đoạn sốt đầu năm. Lượng quan tâm đến thị trường đất nền cuối năm đã bằng với giai đoạn tháng 5 (trước đợt dịch lần thứ 4). Điều này cho thấy lực cầu có xu hướng phục hồi và tăng trưởng tốt. Song, liệu thị trường có tiếp tục xuất hiện những đợt sóng tiếp theo?

Chia sẻ tại Hội nghị bất động sản Việt Nam - VRES 2021 diễn ra mới đây, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) đánh giá, các đợt tạm gọi là "sốt giá" đầu năm 2021 là do các thông tin về thị trường, nguồn cung, quy hoạch, sự thay đổi của điều kiện hạ tầng,..

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Số phận” của hàng trăm dự án bất động sản phụ thuộc vào sửa Luật Đầu tư 2020

Nhiều doanh nghiệp bất động sản mong chờ việc sửa đổi nội dung của Luật Đầu tư sắp tới được Quốc hội thông qua sẽ tháo gỡ những khó khăn, bế tắc trong quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest nhận định: “Hiện nay, ngành bất động sản liên quan đến khoảng 12 điều luật khác nhau. Mỗi luật chi phối một lĩnh vực riêng tuy nhiên hệ thống pháp luật chưa đồng bộ được. Đặc biệt, trong quá trình triển khai các dự án còn nhiều vướng mắc như thủ tục hành chính còn rườm rà, công tác thực thi pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu tính thực tiễn khiến cho các doanh nghiệp không biết đường nào mà lần". 

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Hiệp cho biết thêm, bản thân các doanh nghiệp chính là những đơn vị trực tiếp va chạm với thực tế triển khai chính sách, pháp luật. Ngoài những thủ tục cấp phép, các dự án bất động sản còn phải trải qua rất nhiều “cửa” và tốn rất nhiều thời gian trong các khâu như: đền bù, giải phóng mặt bằng, phê duyệt quy hoạch 1/500, xin phép các sở, ban ngành từ địa phương đến Trung ương… 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xây dựng tiền chế - Phương pháp bền vững của thời đại số 

Xây dựng tiền chế hay xây dựng ngoài công trường là một quy trình xây dựng bao gồm việc lập kế hoạch, thiết kế, chế tạo, vận chuyển các hạng mục công trình đã chế tạo và lắp ráp chúng trên công trường với tốc độ nhanh cùng mức độ hoàn thiện cao.

Hay nói cách khác, xây dựng tiền chế là phương pháp thay đổi địa điểm thực hiện các hạng mục của công trình từ công trường sang nhà máy chế tạo. Với xây dựng tiền chế, con người có thể sống trong những “ngôi nhà lắp ghép” với tốc độ thi công nhanh mà vẫn an toàn, ít rủi ro. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top