Aa

Bất động sản 24h: Đua nhau "săn" đất làm farmstay, nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Thứ Sáu, 02/10/2020 - 10:30

Đua nhau "săn" đất vùng ven đầu tư làm farmstay theo phong trào, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?; Bất động sản 2021: Hạ tầng đồng bộ "dọn đường" cho miền đất mới tỏa sáng... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Đua nhau "săn" đất vùng ven đầu tư làm farmstay theo phong trào, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, khi đầu tư vào nhà vườn NĐT cần lưu tâm tương lai khu vực đó có phát triển thành khu dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng hay không? Nếu mua một lô đất trong rừng mà 10 năm tới nó vẫn là rừng hoặc thuộc diện bị nhà nước thu hồi thì tiền đầu tư của chúng ta sẽ trở nên vô ích.

Theo các chuyên gia, khi đầu tư, NĐT nên xác định rõ mục đích của mình làm gì, chủ yếu để gia đình nghỉ dưỡng hay cho thuê, mục tiêu lợi suất là bao nhiêu, từ đó đưa ra quyết định "rót tiền" vào loại hình BĐS phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu chọn mua đất nhà vườn để làm nhà ở thay vì mua đất thổ cư, đất nền, nhà chung cư…. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường đất nông nghiệp trở nên "sốt" trong những năm gần đây. Tuy vậy, mua nhà vườn hay đất vườn ở đâu, mua như thế nào để trở thành tài sản có giá trị cũng cần có những hiểu biết nhất định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

4 nhiệm vụ trọng tâm để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã phát đi Thông báo số 332/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đánh giá chung về tình hình thị trường bất động sản thời gian qua, Phó Thủ tướng nhận định: Phát triển của thị trường bất động sản góp phần thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, phát triển dịch vụ, du lịch, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển đô thị, du lịch.

"Thị trường bất động sản phát triển cũng đã kéo theo hàng loạt các thị trường về vốn, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, lao động tăng trưởng ổn định, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", kết luận nêu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản cũng đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Theo đó, có 6 vấn đề tồn tại được Phó Thủ tướng nêu ra.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản 2021: Hạ tầng đồng bộ "dọn đường" cho miền đất mới tỏa sáng

Quý III của năm 2020 đã qua đi. Trải qua hai đợt dịch Covid-19 với rất nhiều tác động tiêu cực, thị trường bất động sản nước ta vốn đã có những biểu hiện chững lại sau một chu kỳ phát triển nóng, lại càng vấp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Số liệu thống kê của các đơn vị nghiên cứu đều cho thấy sự sụt giảm của thị trường bất động sản trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động mạnh bởi dịch bệnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn; thị trường trầm lắng, các hoạt động đầu tư vào bất động sản cũng trở nên thận trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bất động sản, trong nguy có cơ, đại dịch ập đến như một “tai họa” đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng điểm tích cực của nó chính là tính cách mạng, sự thay cũ đổi mới.

Bởi đây là dịp thị trường được thanh lọc một cách tự nhiên. Các doanh nghiệp muốn trụ lại được cần tìm cách thích nghi trong bối cảnh mới, ứng dụng công nghệ vào vận hành... Những đơn vị kinh doanh yếu kém, làm ăn chộp giật và thiếu bền vững chắc chắn sẽ sớm phải rời khỏi cuộc chơi. Ngoài ra, thay vì đầu tư, đầu cơ, người dân có nhu cầu ở thực nhiều hơn nên các nhà phát triển có thể nghiên cứu xây dựng các dự án ở thực, chất lượng cao, môi trường sống tốt. Tất cả những sự thay đổi đó khiến thị trường tốt lên từng ngày.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao gỡ hết "nút thắt", nhà ở công nhân vẫn bế tắc?

Vì sao nhiều năm qua, dù liên tục có những chính sách ưu tiên cho phát triển nhà ở công nhân nhưng hầu như các chiến lược phát triển loại hình nhà ở này đều đi vào bế tắc? Ngay cả một chính sách nhân văn như thiết chế công đoàn, những tưởng sẽ là “nút mở”, hiện thực hóa giấc mơ an cư của hàng triệu công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cũng đang đứng im tại chỗ, khó hẹn ngày cán đích?

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, trong câu chuyện phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân, chúng ta có những chủ trương tốt nhưng cách làm thì chưa hiệu quả, nên không những không đạt được mục tiêu mà còn gây lãng phí nguồn lực. Mấu chốt của vấn đề nằm ở cách thức triển khai và mức độ quyết liệt của các bên liên quan trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, hiện đã hoàn thành 100 dự án nhà công nhân, quy mô xây dựng khoảng 41.000 căn, đủ để bố trí cho khoảng 330.000 người lao động.

Tuy nhiên, con số này mới chỉ đáp ứng được khoảng 28% so với nhu cầu, đồng nghĩa với việc 72% trong khoảng 4,8 triệu công nhân, người lao động vẫn chưa được đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, vẫn phải tá túc trong những căn phòng trọ nhếch nhác, chật chội, ẩm thấp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giải pháp khi giá bất động sản thực tế “nhảy” vượt khung?

Theo quy định hiện hành, cứ 5 năm Chính phủ sẽ ban hành khung giá đất trên toàn quốc. Dựa vào khung giá đất này, hàng năm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ban hành hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất) theo từng khu vực và có bảng giá đất riêng. Tuy nhiên, bảng giá đất này vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường và áp dụng bảng giá đất, khung giá đất xuất hiện nhiều bất cập.

Theo đó, khung giá đất ở tại Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc loại đô thị đặc biệt) có mức tối thiểu là 1,5 triệu đồng/m2 và tối đa là 162 triệu đồng/m2, có chênh lệch rất lớn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh dẫn chứng trường hợp áp dụng cơ chế xây dựng “khung giá đất”, “bảng giá đất” để xác định giá đất tại 03 tuyến đường có mức giá cao nhất là Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ thuộc quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh là 162 triệu đồng/m2. UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về “bảng giá đất” giai đoạn 2020-2024, giữ nguyên mức giá đất tối đa 162 triệu đồng/m2, giá đất 03 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ là 162 triệu đồng/m2.

Hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng cho quận 1 là 2,5 và theo cách tính của “khung giá đất-bảng giá đất-hệ số điều chỉnh giá đất”, thì giá đất của 03 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ là 405 triệu đồng/m2. Nhưng trên thực tế, giá đất thị trường của 03 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận 1 lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2- có sự chênh lệch lớn giữa giá thực tế thị trường và giá theo khung giá đất, bảng giá đất mà thành phố ban hành.  

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top