Đừng mong dò đáy giá bất động sản
Chia sẻ tại tọa đàm “Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới trong môi trường mới” do Báo Đầu tư tổ chức đầu tuần qua, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận Cho thuê thương mại, Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài từ đầu năm 2022 tới nay là điều ai cũng nhận thấy, nhưng nếu nói hết cơ hội đầu tư là chưa đúng, thậm chí ngược lại, cơ hội đang dần trở nên sáng sủa hơn khi thị trường đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực như nền kinh tế duy trì sự ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, khung pháp lý đang gấp rút sửa đổi và tín dụng bất động dần được nới lỏng.
Cùng góc nhìn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đánh giá, về dài hạn, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi nhuận ổn định. Vì thế, khi tìm kênh giữ giá trị tài sản tốt nhất ở thời điểm này, nhà đầu tư nên nghĩ đến bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đừng vội vàng đánh thuế bất động sản thứ hai khi chưa thấy khả thi
Như đã đề cập trước đó, trong đề xuất mới nhất để thay thế Nghị quyết 54/2017 về cơ chế chính sách đặc thù, TP.HCM kiến nghị tăng thu thuế nhà đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên. Điều này đang tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh đề xuất này (vì có thể chưa công bằng).
Đáng chú ý, cách thu như thế nào, mức thu bao nhiêu, xác định thế nào là bất động sản thứ hai, nếu áp dụng thì có hồi tố với những người đã có nhiều bất động sản trước đây hay không… vẫn chưa được cụ thể hóa.
Mặt khác, theo khảo sát từ một số doanh nghiệp và sàn giao dịch bất động sản, hiện nay thị trường vẫn còn trong giai đoạn trầm lắng, tỷ lệ thanh khoản đang có xu hướng giảm, chỉ đạt khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, nếu áp dụng thu thuế bất động sản thứ hai có thể khiến thị trường tiếp tục trầm lắng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bộ Tài chính trình phương án tháo gỡ khó khăn về phát hành trái phiếu riêng lẻ và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Bộ Tài chính trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số quy định tại các Nghị định quy định chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và quốc tế.
Đây là nỗ lực tiếp theo của Bộ Tài chính sau khi nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các tổ chức, nhà đầu tư, các chuyên gia nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vùng ven Hà Nội “đua nhau” đấu giá đất, giá khởi điểm chỉ từ 10 triệu đồng/m2
Công ty đấu giá hợp danh Số 5 Quốc gia vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ. Cụ thể, quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất tại Khu Cát Hạ, thôn Ngoại, xã Tam Thuấn và Khu Mả Mảy, thôn Tây, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. Diện tích các thửa đất từ 103,2 - 144,64 m2/thửa.
Trong đó, các thửa đất có mức giá khởi điểm từ 18,3 - 41,7 triệu đồng/m2. Mục đích sử dụng của các thửa đất là đất ở với thời hạn sử dụng lâu dài.
Hình thức, phương thức đấu giá, đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên. Thời gian phát hành, tiếp nhận hồ sơ từ 8h ngày 8/2 đến hết 17h ngày 24/2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp kỷ lục vì nhiều doanh nghiệp sợ bị quy trách nhiệm
Nhằm thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%, đầu tháng 2/2023, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngay trong tháng này. Các chuyên gia nhận định, vấn đề là phải gỡ bỏ các điều kiện ngặt nghèo và xem xét mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng, hay điều chuyển sang gói hỗ trợ khác mới mong đưa chính sách này đi vào thực tế.
Tại Nghị quyết 43/2022, Quốc hội quyết nghị sử dụng tối đa 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ lãi suất (2%/năm). Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến hết năm 2022, giải ngân chính sách hỗ trợ 2% lãi suất mới đạt hơn 134 tỷ đồng, tương đương hơn 0,3% tổng nguồn lực.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan sửa đổi Nghị định số 31 của Chính phủ để tạo điều kiện triển khai thuận lợi hơn. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, nguồn lực còn lại để thực hiện chính sách còn rất lớn, khả năng không thể giải ngân hết trong năm 2023.