Giá chung cư cao đẩy nhu cầu thuê nhà tăng mạnh
Trước kia, hầu hết những chủ nhà bán lại chung cư cũ đều phải chấp nhận lỗ hàng trăm triệu đồng. Thì đến đầu năm 2022, khi hầu hết các phân khúc bất động sản chững lại, thị trường lại chứng kiến làn sóng tăng giá chung cư đổ bộ. Không chỉ các căn hộ sơ cấp, ngay cả những căn hộ đã bàn giao nhiều năm cũng tăng mạnh từ 20 - 30%.
Có trong tay 2 tỷ đồng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tìm kiếm mua căn hộ mới tại nội thành. Sau một thời gian đi xem một số dự án, anh Sơn cho biết rất khó tìm mua nhà. Thậm chí, đến căn hộ 2 phòng ngủ tại vùng ven đã có mức giá loanh quanh 3 tỷ đồng.
“Môi giới cho biết, do nguồn cung thiếu nhưng cầu lớn nên giá tăng cao. Số tiền của tôi chỉ có một số lựa chọn là căn hộ cũ, nhưng đã được bàn giao lâu nên cũng xuống cấp đáng kể”, anh Sơn nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Đất đấu giá ngoại thành vẫn “nóng“, giá trúng có nơi lên tới 170 triệu đồng/m2
Theo khảo sát thực tế của PV Reatimes, trong 2 tuần vừa qua, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tổ chức các phiên đấu giá đất liên tiếp với số lượng lớn hồ sơ nộp về cùng mức giá trúng đều ở ngưỡng cao.
Cụ thể, chiều 26/11, tại hội trường Trung tâm Chính trị Huyện Đông Anh, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện đã phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại khu X7, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Theo đó, 27 thửa đất của khu X7 được đưa ra đấu giá lần này bao gồm 6 thửa trong ô LK5, 8 thửa trong ô LK6, 7 thửa trong ô LK7 và 6 thửa trong ô LK8. Các thửa đất có tổng diện tích 3.417,93m2. Mỗi thửa rộng từ 113,74 - 218,54m2, trong đó có 12 thửa rộng 119 m2. Giá khởi điểm từ 58 - 64 triệu đồng/m2, tùy theo vị trí, diện tích, hướng đất mà có sự chênh lệch. Bước giá áp dụng tại tất cả các thửa là 500.000 đồng/m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản công nghiệp: Cần thay đổi để tư duy bứt phá
Năm 2022, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong làn sóng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn công nghiệp nước ngoài. Bằng chứng là, tính đến ngày 20/11/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo và kinh doanh bất động sản dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt 9 khu công nghiệp mới sẽ được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2023 - 2025. Điều này khẳng định sức hút của bất động sản công nghiệp Việt Nam và mở ra nhiều cơ hội, đồng thời góp phần giải quyết bài toán thiếu nguồn cung trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Có nên tiếp tục “thắt hầu bao” chờ bất động sản giảm giá thêm?
Để hâm nóng thị trường địa ốc cũng như kích cầu tiêu dùng bất động sản tháng cuối năm, nhiều chủ đầu tư đã tung ra những chính sách ưu đãi, khuyến mãi “khủng” chưa từng có tiền lệ. Đặc biệt, càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhu cầu đẩy hàng của nhà đầu tư “đuối vốn” càng gia tăng.
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, hiện là thời điểm phù hợp để các nhà đầu tư có sẵn nguồn tài chính “săn hàng”. Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế cho thấy, một bộ phận nhà đầu tư vẫn còn lưỡng lự, cho dù có nhu cầu và sẵn tiền mặt.
Chị Nguyễn Thu Nga (ngụ tại quận 3, TP.HCM) chia sẻ, với khoản tài chính sẵn có 3 tỷ đồng, trong đó một nửa là tiền tích lũy được, phần còn lại do gia đình hỗ trợ để mua nhà, thế nhưng nhiều tháng qua vẫn chưa thể quyết định có nên “xuống tiền” hay không vì cho rằng giá vẫn còn cao, nếu mua lúc này sẽ bị hớ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển bền vững nguồn vốn cho thị trường bất động sản
Hơn 10 năm qua, thị trường bất động sản nước ta đã có những bước khởi sắc và phát triển cả về quy mô lẫn phạm vi, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng. Trong giai đoạn 2014 - 2018, thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ; nhưng gần 3 năm qua (2020, 2021 và 10 tháng đầu năm 2022), do tác động của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản kinh doanh không có hiệu quả, thiếu hụt vốn nghiêm trọng, tỷ lệ nợ gia tăng, khả năng thanh toán thấp.
Từ đó, nhiều công trình, dự án không hoàn thành đúng tiến độ, tình trạng đầu tư dở dang, lãng phí. Trong bối cảnh thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, các chủ đầu tư “đói” vốn kể từ sau đại dịch Covid-19, trong khi hầu hết các kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay gần như tắc nghẽn. Trước thực trạng đó, rất cần có các giải pháp bền vững để phát triển nguồn vốn cho bất động sản, qua đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.