TP. Hồ Chí Minh: Phân khúc hạng C thu hút lượng lớn người mua có nhu cầu thực
Công ty TNHH Savills Việt Nam vừa công bố chỉ số thị trường nhà ở quý III/2016. Tại TP.HCM, căn hộ hạng A có lượng giao dịch tăng mạnh với 780 giao dịch, tăng 140% theo quý. Lượng giao dịch Hạng C đạt hơn 3.700 căn, chiếm 50% tổng lượng giao dịch của quý.
Cụ thể, quý III/2016, chỉ số giá nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tăng 0,6 điểm theo quý và 4,5 điểm theo năm đạt 93,5. Lượng giao dịch đạt xấp xỉ 7,500 căn, tăng 7% theo quý và 43% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ ở mức 19%, tăng 2 điểm phần trăm theo quý và năm do tình hình hoạt động tốt của Hạng A và C.
Lượng giao dịch Hạng C đạt hơn 3.700 căn, chiếm 50% tổng lượng giao dịch của quý. Tình hình hoạt động Hạng A tương đối tốt đạt 780 giao dịch, tăng 140% theo quý.
Xem chi tiết tại đây
Tập đoàn Nam Cường “ôm đất vàng” nằm im gần thập kỷ
Trong thời kỳ những năm 2010, Tập đoàn Nam Cường được biết đến là “ông lớn” trên thị trường bất động sản. Cũng có thể nói Tập đoàn Nam Cường là doanh nghiệp bất động sản nổi nhất lúc bấy giờ khi là chủ đầu tư hàng loạt dự án lớn với quỹ đất khổng lồ.
Là một trong những ông lớn sở hữu nhiều “đất vàng” khiến bất cứ doanh nghiệp BĐS nào cũng phải “thèm thuồng”. Chỉ tính riêng Hà Nội, Nam Cường đã là chủ đầu tư của 6 dự án khu đô thị lớn với tổng diện tích lên tới vài nghìn ha: Dự án KĐT Dương Nội (Hà Đông), Dự án KĐT Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), KĐTM Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Dự án KĐTM Thạch Phúc (huyện Thạch Thất và Phúc Thọ), Dự án KĐT Quốc Oai (huyện Quốc Oai); KĐT Thạch Thất, KĐT sinh thái Chương Mỹ (Chương Mỹ).
Tuy nhiên những năm gần đây hoạt động xây dựng của Nam Cường khá mờ nhạt khi để đất vàng thành bãi bỏ hoang.
Xem chi tiết tại đây
Nhiều doanh nghiệp “tấn công” vào thị trường căn hộ giá rẻ
Thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP HCM những tháng cuối năm đang bắt đầu sôi động, đặc biệt là phân khúc nhà giá rẻ.
Tại TP HCM, giá căn hộ và đất nền thời điểm này tăng khoảng 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam, từ đầu năm đến nay, TP HCM có hơn 45.000 căn hộ từ 90 dự án được bán ra thị trường. Cộng với gần 42.000 căn hộ được bán ra trong năm 2015 thì nguồn cung căn hộ tại TP HCM đang rất dồi dào. Tuy nhiên, thị trường này đang mất cân đối cung-cầu khi thiếu căn hộ giá rẻ.
Tại thị trường Hà Nội, nguồn cung căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng bắt đầu đồi dào bởi nhiều doanh nghiệp cũng đã “tấn công” vào phân khúc nhà giá rẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Xem chi tiết tại đây
Hàng loạt dự án BĐS “chạy đua” bàn giao nhà trước Tết
Thời điểm cuối năm đang tới gần, cũng là lúc thị trường BĐS trở nên sôi động bởi nhu cầu mua nhà của người dân tăng cao. Nắm bắt thực tế đó, hàng loạt dự án chung cư tại Hà Nội đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao căn hộ cho khách trước Tết Âm lịch.
Sở dĩ, thị trường BĐS cuối năm thường trở nên sôi động, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp bàn giao căn hộ cho khách bởi tâm lý “đầu năm mua muối, cuối năm mua nhà” của người Việt. Trên thực tế, cứ mỗi dịp cận Tết, lượng người mua nhà tăng đột biến. Lý do là lúc này, người dân được thụ hưởng một khoản tiền thưởng Tết lớn, các hộ kinh doanh thì thu hồi được các khoản nợ trong năm… Do đó đây là thời điểm dòng tiền trong dân tăng mạnh, việc huy động tài chính để mua nhà hoặc đầu tư BĐS cũng dễ dàng hơn.
Xem chi tiết tại đây
Nhiều khách sạn âm thầm “sang tên, đổi chủ”
Năm 2016, thị trường chứng kiến hàng loạt sự thay đổi của dòng vốn đầu tư vào phân khúc khách sạn. Gần đây nhất, Tập đoàn Khách sạn Pan Pacific(Singapore) đã thực hiện thành công thương vụ đầu tư vào khách sạn Sofitel Plaza Hanoi (số 1 - đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội).
Một thương vụ chuyển nhượng khách sạn “hàng khủng” khác cũng diễn ra trong năm nay là Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) chuyển nhượng lại Tổ hợp văn phòng – khách sạn – căn hộ dịch vụ Kumho Asiana Plaza (quận 1. TP.HCM) cho Quỹ đầu tư Mapletree (Singapore) với mức giá 215 triệu USD.
Xem chi tiết tại đây