Aa

Bất động sản 24h: Hàng trăm dự án nhà ở chờ gỡ vướng

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 09/12/2021 - 10:30

Hàng trăm dự án nhà ở chờ gỡ vướng; Giá đất nhiều nơi ồn ã, chuyên gia lo sốt quay trở lại... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Hàng trăm dự án nhà ở chờ gỡ vướng

Báo cáo mới đây của HoREA cho thấy, trong 11 tháng đầu năm tại TP.HCM vẫn còn khoảng 150 dự án bị ách tắc vì khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung chưa đi vào thực tiễn.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 08 luật, trong đó có sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014.

Loạt dự án có đất công xen cài tại TP.HCM vướng vẫn hoàn vướng (Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp)

Theo HoREA, khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020, thi hành từ ngày 1/1/2021 là một trong những điểm mới từng được kỳ vọng gỡ vướng cho các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp khi bỏ quy định yêu cầu dự án có 100% đất ở mới được công nhận chủ đầu tư.

Tuy nhiên, hơn 11 tháng qua, TP chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư cho 20 dự án tồn đọng trước đây và chưa áp dụng được khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 vào thực tiễn, nên vẫn “ách tắc” khoảng 150 dự án đầu tư có quỹ đất hỗn hợp, hoặc chỉ có đất nông nghiệp, hoặc chỉ có đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đề nghị “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”.

Theo HoREA, do không được công nhận chủ đầu tư nên gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp và làm sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tháo gỡ “nút thắt” cho doanh nghiệp bất động sản từ việc sửa đổi Luật Đất đai

Thị trường bất động sản vốn chuyển động không ngừng, song những quy định của Luật Đất đai 2013 lại còn nhiều bất cập, chậm cải tiến dẫn đến tình trạng "luật một nơi, thị trường một nơi".

Thị trường bất động sản Việt Nam đã hình thành và phát triển được một thời gian khá dài, trải qua không ít những thay đổi, thăng trầm. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động nhưng nhìn chung, toàn cảnh thị trường bất động sản thời gian qua phát triển khá ổn định, lành mạnh, hình thức chuyên nghiệp hơn và đang dần thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, đồng thời là động lực cho sự phát triển của các ngành nghề khác. 

Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2018 đến nay, sức mua thị trường bất động sản có dấu hiệu sụt giảm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do các ngân hàng siết tín dụng; yêu cầu cao hơn của khách mua về sản phẩm, thiết kế, điều kiện bàn giao, tiện ích dự án…; sự cạnh tranh từ nguồn cung lớn của các đại dự án và năng lực thực hiện dự án; sự xuất hiện những vụ bê bối của các công ty bất động sản làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, hành vi của người mua và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến sự phát triển kinh tế nói chung, bất động sản nói riêng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bức tranh sáng màu của bất động sản nhà ở 2 miền Bắc - Nam trong năm 2022

Thị trường bất động sản nhà ở được kỳ vọng sẽ bước vào thời điểm thuận lợi từ năm 2022 với nguồn cung đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phục hồi trên diện rộng.

Tại báo cáo phân tích thị trường công bố mới đây, nhóm nghiên cứu CTCP Chứng khoán VNDirect đã đưa ra những góc nhìn tích cực về thị trường bất động sản nhà ở trong năm 2022. Theo đó, có 3 yếu tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng về nhu cầu loại hình này.

Thứ nhất, thị trường phục hồi diện rộng giúp thúc đẩy ngành bất động sản trong năm 2022. Thứ hai, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Thứ ba, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.

Báo cáo cho hay, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội được kỳ vọng tăng khoảng 40% so với cùng kỳ, đạt 25.600 căn trong năm 2022, sau đó sẽ hồi phục về mức giống 2018 - 2019 với 36.100 căn trong năm 2023, chủ yếu đến từ phía Tây và phía Đông Hà Nội. Tỷ lệ hấp thụ được kỳ vọng sẽ cải thiện lên mức 90 - 110% trong 2022 - 2023, cao hơn mức 75 - 90% trong 2018 - 2019, tương đương với khoảng 27.000 - 32.000 căn tiêu thụ mỗi năm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu tăng trưởng khu vực phía Nam

Sau giãn cách xã hội, trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch bệnh, lượng khách hàng có nhu cầu tìm kiếm bất động sản ven Sài Gòn tăng mạnh, đặc biệt tại Bà Rịa - Vũng Tàu với mức tăng mạnh nhất tới 73%.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường tháng 10/2021 của Batdongsan.com.vn, hậu giãn cách xã hội, hoạt động giao dịch bất động sản trên cả nước có xu hướng sôi động trở lại. Đặc biệt, việc dịch bệnh được kiểm soát tích cực khiến mức độ quan tâm nhà đất tại nhiều tỉnh thành phía Nam bùng nổ.

Cụ thể, trong tháng 10/2021, nhu cầu giao dịch đất nền, nhà phố khu vực TP.HCM và các tỉnh vệ tinh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng trưởng ấn tượng so với tháng trước đó. Trong đó, Bà Rịa – Vũng Tàu là thị trường đứng đầu về thu hút người mua đất nền, nhà phố với mức tăng ấn tượng nhất tới 73%.

Lý giải cho việc nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng vọt sau giãn cách, các chuyên gia cho rằng, lực đẩy hạ tầng, dự án lớn và chủ trương đầu tư là nguyên nhân khiến bất động sản khu vực này được quan tâm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá đất nhiều nơi ồn ã, chuyên gia lo sốt quay trở lại

Nhiều nơi chào giá bất động sản với mức tăng cao so với thời điểm cách đây ít tháng. Hiện tượng đổ xô đi đấu giá, đầu cơ, cùng những ồn ào về phân lô bán nền... khiến lo ngại cơn sốt đất quay lại.

Mấy ngày vừa qua, chị Hiền - một nhà đầu tư bất động đi khảo sát thị trường vùng ven Hà Nội để xuống tiền đầu tư nhưng không dám "chốt" do hầu như như giá đất mấy khu vực chị xem như Bắc Giang hay Thạch Thất, Ba Vì, Mê Linh… đều thiết lập mặt bằng mới. Chị sợ xuống tiền rồi lại "mắc cạn".

"Khẩu vị của tôi hướng tới sự an toàn nên cũng kiếm tìm thêm ở những khu vực không ồn ào, sốt ảo. Thế nhưng hôm trước tới xem một lô đất dịch vụ ở Hà Đông, Hà Nội. Đất chưa có sổ mà chủ nhà chào giá 1,7 tỷ đồng (50m2), trong khi cách đây mấy tháng chào giá hơn 1,3 tỷ đồng", chị Hiền kể thêm. Chị này cũng chia sẻ, nhiều mảnh đất tại Ba Vì, Hà Nội trước đây chỉ khoảng hơn 2 - 3 triệu đồng/m2 thì giờ đẩy lên 3 - 5 triệu đồng/m2. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top