Hàng trăm dự án nhà ở thương mại sắp được “cởi trói”
Hàng trăm dự án nhà ở thương mại đang bị ách tắc có cơ hội được “cởi trói” khi Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 8 luật.
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2022, tại kỳ họp Quốc hội bất thường khóa 15 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 8 luật.
Một trong những nội dung được các doanh nghiệp bất động sản quan tâm đặc biệt là việc xem xét sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở).
Cụ thể, theo tờ trình của Chính phủ, nội dung này sẽ được sửa theo hướng quy định hình thức sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại là nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật: Một là có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; hai là có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác không phải là đất ở; ba là có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư bất động sản nhà phố, cần lưu ý những vấn đề gì về phong thủy?
Nhà phố muôn hình vạn trạng, đủ loại diện tích, vị trí, chưa kể các yếu tố về năng lượng, hình thế. Khách hàng nếu là nhà đầu tư, bao giờ cũng mong muốn khoản đầu tư của mình đem hiệu quả sinh lời tối ưu nhất.
Trong quá trình tư vấn phong thuỷ cho việc đầu tư bất động sản, một phân khúc mà tôi thấy rất khó xử lý đó là nhà phố. Lý do là bởi nhà phố có muôn hình vạn trạng, đủ loại diện tích, vị trí, chưa kể các yếu tố về năng lượng, hình thế, sát khí xung quanh. Khách hàng nếu là nhà đầu tư, bao giờ cũng mong muốn khoản đầu tư của mình đem lại hiệu quả sinh lời tối ưu nhất. Nhưng nếu phạm phải các lỗi về phong thuỷ, chưa chắc kỳ vọng sinh lời đã được đảm bảo.
Vậy khi đầu tư nhà phố chúng ta có thể xem xét thêm những yếu tố gì về phong thuỷ?
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Có nhiều lý do để đặt niềm tin vào thị trường bất động sản TP.HCM năm 2022"
Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, kể từ thời điểm cuối tháng 4/2021, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kéo dài và diễn biến phức tạp hơn những lần trước khiến các sàn giao dịch bất động sản tại TP.HCM chưa kịp phục hồi hoàn toàn tiếp tục chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề hơn. Khoảng 80% các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải tạm dừng hoạt động.
Lượng đăng tin rao bán và nhu cầu mua cũng ghi nhận giảm mạnh. Cụ thể, theo Batdongsan.com, trong những tháng cao điểm của dịch, tổng lượng tin đăng rao bán bất động sản tại TP.HCM giảm kỷ lục, với mức giảm lên đến 52% so với các tháng trước đó. Lượng tin đăng bán nhà đất, nhà riêng và căn hộ tại TP.HCM giảm trung bình từ 48 - 59% chỉ trong 1 tháng. Tương tự, nhu cầu tìm mua chung cư, đất nền và nhà riêng tại TP.HCM cũng giảm mạnh ở mức từ 25 - 41%, mức giảm thấp kỷ lục trong các năm gần đây.
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid-19 đem lại, nhiều người lo ngại TP.HCM sẽ khó hồi phục trong năm 2022. Thời gian để thị trường này “chữa lành” những “tổn thương” phải mất 1 - 2 năm với bối cảnh dịch được kiểm soát hoàn toàn.
Nhìn nhận về khả năng hồi phục cũng như những triển vọng của bất động sản TP.HCM trong thời gian tới, Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM (HREC).
Xem thông tin chi tiết tại đây
VNREA tổ chức Hội nghị BCH, BTV tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022
Sáng ngày 4/1, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022.
Hội nghị do ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội chủ trì, với sự tham gia của toàn thể UV BCH, BTV Hiệp hội.
Hội nghị được tổ chức tại 3 điểm cầu: Đầu cầu Hà Nội tại Văn phòng Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn); điểm cầu TP.HCM tại Văn phòng Tập đoàn Hoàng Quân; điểm cầu Khánh Hoà tại Văn phòng Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa...
Hội nghị có sự tham gia của các vị khách là các chuyên gia kinh tế: PGS. TS. Trần Đình Thiên, TS. Võ Trí Thành, TS. Vũ Đình Ánh; PGS. TS. Trần Kim Chung...
Phía lãnh đạo VNREA có ông Nguyễn Văn Khôi, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), Phó Chủ tịch VNREA; ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Phó Chủ tịch VNREA; ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch CEO Group; ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch HĐQT TASECO; ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), Tổng Thư ký VNREA; ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cùng toàn thể các thành viên Ban thường vụ Hiệp hội...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Có tiền nhàn rỗi bỏ vào đâu?
Bất động sản, vàng, chứng khoán... đều được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Tuy nhiên, tăng không đồng nghĩa với các nhà đầu tư đều có thể thu lợi nhuận.
Bỏ tiền nhàn rỗi vào kênh nào đang là câu hỏi khó của năm 2022 này.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua 4/1, VN-Index lập kỷ lục mới ở mức 1.525,58 điểm sau khi tăng 1,82%. Trong khi chốt năm vừa qua, chỉ số này đã tăng tổng cộng gần 36%, hơn gấp đôi mức tăng của cả năm 2020. Điều này đang khiến nhiều nhà đầu tư phấn khởi và có tâm lý lạc quan.