Hệ lụy từ giá đất "tăng ảo"
Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản vùng ven Hà Nội và các tỉnh, thành phố vệ tinh liên tục thiết lập mặt bằng mới, khiến nhiều nhà đầu tư như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng "tăng giá ảo" cần được kiểm soát chặt, nếu không dễ gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Theo khảo sát của batdongsan.com.vn, giá các phân khúc bất động sản tại một số khu vực từng là điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội hiện đã thiết lập mặt bằng giá mới cao như tại huyện Đông Anh, giá đất gần chân cầu Nhật Tân, vị trí kinh doanh có mức giá từ 120 - 150 triệu đồng/m2; đất mặt tiền Đông Trù (xã Đông Hội) đang được rao bán từ 55 - 70 triệu đồng/m2; đất thuộc xã Nguyên Khê, ví trí mặt tiền đường hai ô tô tránh nhau cũng đang được chào bán từ 50 - 60 triệu đồng/m2... tăng tới 20 - 30% so với cuối năm 2021.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao người Việt được xếp hạng có nhu cầu mua nhà nhiều nhất Đông Nam Á
Không phải vàng, chứng khoán hay bitcoin, thứ tài sản mà người Việt muốn sở hữu nhất chính là nhà đất. Tại sự kiện Báo cáo & Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đã chỉ ra rằng, người Việt đang có nhu cầu mua nhà nhiều nhất Đông Nam Á.
Cụ thể, có khoảng 92% người được khảo sát đang muốn sở hữu thêm bất động sản tại Việt Nam trong tương lai. Trong đó, có hơn một nửa đang tìm mua nhà trong vòng 2 năm tới.
Nhu cầu mua nhà của người Việt gia tăng phổ biến ở những người có thu nhập 10 - 40 triệu/tháng (chiếm 65%) và ở những người không sở hữu hoặc sở hữu ít bất động sản (chiếm 69%). Đa số thoải mái trong việc chọn lọc bất động sản trực tuyến khi 73% người dùng chọn kênh online như một kênh tìm kiếm thông tin chính thức về nhà ở.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mặt bằng hàng trăm triệu đồng ở TPHCM trống cả năm vì không có khách thuê
Nhiều chủ nhà trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM đang "mất ăn, mất ngủ" khi chứng kiến mặt bằng từng mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng bị bỏ trống cả năm. Dù giảm giá thuê và có nhiều hỗ trợ khác nhưng họ vẫn chưa tìm được người thuê.
Ghi nhận tại các tuyến đường như Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu… nhiều mặt bằng vẫn đang treo biển tìm khách thuê. Nhiều mặt bằng đã nằm trong tình trạng "cửa đóng then cài" suốt cả năm qua.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Nghệ An có phải là “miếng bánh ngọt ngon, bổ, rẻ“ với mọi nhà đầu tư?
Theo giới chuyên gia, so với nhiều thị trường bất động sản địa phương khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa… thị trường bất động sản Nghệ An được đánh giá là đi sau.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhờ những lợi thế sẵn có cùng sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông, chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư đã giúp thị trường Nghệ An hấp dẫn nhiều “ông lớn” địa ốc trên toàn quốc, phát triển không kém các thị trường đi trước. Triển vọng trong năm 2022 được dự đoán là tích cực, sôi động và giá bất động sản không ngừng tăng lên.
Để làm rõ hơn những tiềm năng cũng như xu hướng phát triển thị trường bất động sản Nghệ An trong thời gian tới, Reatimes đã ghi nhận những chia sẻ của ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nhà ở và chung cư: Ngành đầu tư hấp dẫn bất chấp dịch Covid-19
Phân phúc bất động sản nhà ở và chung cư được đánh giá là ngành đầu tư hấp dẫn bất chấp dịch bệnh Covid-19 khi mà lãi suất vay mua nhà thấp, nhiều văn bản pháp lý hỗ trợ sự phục hồi của thị trường được ban hành...
Tại báo cáo chiến lược vừa phát đi, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đã đưa ra những kỳ vọng tích cực về triển vọng của ngành bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở và chung cư cùng phân khúc bán lẻ trong năm 2022.