Aa

Bất động sản 24h: Khó xác định giá đất thị trường là vướng mắc của hơn 50% dự án chậm triển khai

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 03/05/2023 - 09:43

Khai phá nguồn lực đất đai; Khó xác định giá đất thị trường là vướng mắc của hơn 50% dự án chậm triển khai... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Đẩy mạnh khơi thông dòng vốn và gỡ vướng pháp lý để phát triển thị trường bất động sản

Khó khăn về dòng vốn và vướng mắc về pháp lý là hai vấn đề chính cần được tiếp tục tháo gỡ để thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản hiện nay.

Bước sang quý II/2023, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những tồn tại của thị trường trong năm 2022 vẫn tiếp diễn trong năm 2023, như vấn đề về dòng vốn và pháp lý.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, liên quan đến pháp luật về đất đai có một số tồn tại như: Nhiều dự án triển khai chậm do quy định về phương pháp định giá đất rất khó xác định đâu là giá thị trường (chiếm trên 50% vướng mắc của các dự án); nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, làm cơ sở để chấp thuận dự án. Một số trường hợp doanh nghiệp cổ phẩn hóa chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nay phải xem xét lại.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang gặp khó khăn trong tiếp cận, vay vốn. (Ảnh minh họa: Vietnam+)
Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang gặp khó khăn trong tiếp cận, vay vốn. (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Về nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối năm 2022. Qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Xây dựng, tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến tháng 12/2020 là 633.740 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2021 đạt khoảng 728.800 tỷ đồng, ngày 31/12/2022 đạt gần 800.000 tỷ đồng. Có thể thấy, dòng vốn tín dụng có sự tăng đều nhưng nguồn hàng vẫn khan hiếm, sản phẩm không có bán và không xuất hiện giao dịch.

Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, việc Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các điều kiện của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cùng với đó, có một số tổ chức, cá nhân có sai phạm, bị xử lý liên quan đến hoạt động phát hành trái đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và tâm lý nhà đầu tư, dẫn đến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc tạo nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án và cân đối dòng tiền trong hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khó xác định giá đất thị trường là vướng mắc của hơn 50% dự án chậm triển khai

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về nội dung liên quan đến tình hình thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội. Trong đó có các vấn đề liên quan đến việc xác định đâu là giá đất thị trường, một “nút thắt” trong việc triển khai của nhiều dự án.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2022, các dự án được cấp phép mới giảm so với năm trước khiến nguồn cung, đặc biệt phân khúc cho người thu nhập thấp còn nhiều hạn chế.

Qua số liệu tổng hợp của các địa phương có báo cáo cho thấy nguồn cung về nhà ở thương mại trong quý I/2023 còn có xu hướng giảm so với quý IV/2022. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ tín dụng bất động sản tháng 2/2023 là hơn 2,63 triệu tỉ đồng, tăng 2,19% so với năm 2022.

Báo cáo về những vấn đề vướng mặc, Bộ Xây dựng cho rằng có nhiều khó khăn liên quan đến pháp luật về quy hoạch đầu tư và pháp luật về nhà ở, đô thị, xây dựng… Đặc biệt trong đó, Bộ Xây dựng cho biết nhiều dự án gặp khó khăn, triển khai chậm là do quy định về phương pháp định giá đất. Cụ thể, rất khó xác định đâu là giá “thị trường”, đây là vướng mắc của hơn 50% các dự án chậm triển khai hiện nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

7 thách thức lớn với nền kinh tế Việt Nam

Dù tăng trưởng quý I chỉ đạt 3,32%, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định có cơ sở để đặt niềm tin GDP cả năm 2023 của Việt Nam vẫn đạt từ 6 - 6,5%.

Kết thúc quý I/2023, GDP chỉ tăng trưởng được 3,32%, trong đó khu vực dịch vụ tăng 6,79% (đóng góp 95,91%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52% (đóng góp 8,85%); khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%... những số liệu nêu trên cho thấy nền kinh tế vĩ mô đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là để đạt tới mục tiêu tăng trưởng 6,5% của cả năm thì 3 quý còn lại đều phải có tốc độ tăng trưởng vào khoảng 7,5%.

Đây là thách thức rất lớn bởi hiện tại kinh tế nhiều khu vực đang đối diện với nguy cơ suy thoái. Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có những dấu hiệu sẽ kết thúc, điều này tiếp tục ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của một số nước, cũng như các lĩnh vực công nghiệp, thương mại suy giảm mạnh; rủi ro an ninh năng lượng và an ninh lương thực vẫn luôn thường trực. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới từ mức 3,3% năm 2022 sẽ giảm xuống còn 2,8% năm 2023. Trong khi đó Ngân hàng thế giới đưa ra đánh giá thấp hơn, đó là mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 sẽ xuống dưới 2%.

Theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, trong bối cảnh quốc tế xuất hiện nhiều rủi ro, bất định, rủi ro suy thoái kinh tế vẫn còn và rủi ro tài chính - tiền tệ gia tăng thì kinh tế Việt Nam quý quý I/2023 ghi nhận 6 điểm sáng:

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bắc Ninh: Nguồn cung bất động sản công nghiệp đang dần khan hiếm

Theo ghi nhận từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung đất công nghiệp sẵn sàng bàn giao ngay tại các khu công nghiệp ở cả hai miền Nam - Bắc đều trong tình trạng khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu tiếp tục vượt cung với tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp đạt 76% trên toàn quốc, nhu cầu cho phân khúc này là rất lớn ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm.

Ông Nguyễn Đức Long - Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh. (Ảnh: Nguyễn Lạc)
Ông Nguyễn Đức Long - Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh. (Ảnh: Nguyễn Lạc)

Bắc Ninh cũng không ngoại lệ với tình trạng đang khan hiếm nguồn cung. Với tốc độ phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây, Bắc Ninh hiện không chỉ là “thủ phủ FDI” của miền Bắc mà còn là điểm đến hấp dẫn nhiều “ông lớn” bất động sản trong nước. Tuy nhiên, trao đổi với Reatimes, ông Nguyễn Đức Long - Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cho biết, Bắc Ninh đang khẩn trương báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 do đã sử dụng hết quỹ đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khai phá nguồn lực đất đai

Chỉ khi nào Luật Đất đai bảo vệ được lợi ích đích thực của người dân thì mới khai phá được nguồn lực đất đai, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể dành riêng một ngày cho ý kiến tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ lập pháp này.

Trước khi đặt lên bàn nghị sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan chủ trì thẩm tra) cho ý kiến tại phiên họp toàn thể ngày 27/4 vừa qua.

Tại đây, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, bổ sung 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phần quy định chung, Dự thảo đã bổ sung quy định Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp phục vụ phòng chống dịch bệnh. Với sở hữu đất đai, Dự thảo bổ sung quy định về sự bảo hộ của Nhà nước đối với người sử dụng đất.

Liên quan đến Điều 75 về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng -  nội dung nhận được nhiều ý kiến của Nhân dân - Dự thảo đã sửa đổi toàn bộ nội dung của điều này, trong đó quy định rõ các trường hợp thật cần thiết thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top