Chung cư giãn dân phố cổ Hà Nội nhiều năm không có người ở
Khu chung cư giãn dân phố cổ rộng khoảng 30ha nằm trên đường Lý Sơn, quận Long Biên, Hà Nội gần các nút giao thông kết nối tiện lợi, mặc dù đã hoàn tất nhiều năm nhưng hiện nay 5 tòa nhà này vẫn không có người ở.
Năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội dành 30ha đất tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên để thực hiện Dự án giãn dân phố cổ. Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với UBND quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm tổ chức công bố, bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch 7 ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Việt Hưng (tỷ lệ 1/500).
Theo UBND quận Hoàn Kiếm, đề án giãn dân phố cổ đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020). Điều này có nghĩa phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người.
Dự án di dời dân cư được chia làm 2 giai đoạn. Theo đó, TP. Hà Nội sẽ phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người từ khu vực phố cổ sang các khu giãn dân.
Giai đoạn I của đề án (2009 - 2015) thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng. Giai đoạn II của đề án (2013 - 2020) sẽ di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới.
Các hộ dân thuộc diện di dời là các hộ sống trong nhà xuống cấp, đông người nhằm đảm bảo mật độ theo quy định được duyệt và tiêu chuẩn ở bình quân đến năm 2020 là 25m2/người.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kịch bản "vượt bão" của doanh nghiệp bất động sản
Hậu quả của việc dòng tiền “rẻ” đi sai hướng đã được bộc lộ từ cuối năm ngoái và đầu năm nay. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách thức riêng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Trong quý I, 95% sàn giao dịch phải sa thải nhân sự, 95% môi giới giảm thu nhập, 554 doanh nghiệp đầu tư địa ốc phá sản, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS).
Những con số này đã phản ánh thực tại khắc nghiệt của thị trường bất động sản hiện tại. Trong đó, nguyên nhân phần lớn đến từ các khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý.
“Đây là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, luẩn quẩn trong mớ bòng bong, không tìm ra lối thoát. Mặc dù Chính phủ đã có những động thái hỗ trợ. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa đủ thấm để có thể giải quyết triệt để các tồn tại”, báo cáo mới nhất của VARS cho biết.
Bên cạnh yếu tố pháp lý, thị trường bất động sản còn bị ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19. Việc giãn cách xã hội diễn ra suốt thời gian dài đã khiến nhiều hoạt động trong nền kinh tế ngưng trệ và ngành địa ốc cũng không ngoại lệ.
Đến cuối năm 2020, các ngân hàng lại đồng loạt giảm lãi suất xuống mức thấp. Bất chấp các kế hoạch điều tiết của Nhà nước, dòng tiền “rẻ" vẫn chảy vào hoạt động đầu cơ, “thổi giá” bất động sản, thay vì sản xuất, kinh doanh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì sao kế hoạch di dời nhà máy, khu công nghiệp khỏi đô thị bị “tắc nghẽn”?
Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan, trường đại học, khu sản xuất công nghiệp… ra khỏi trung tâm đô thị.
Vừa qua, Ban Bí thư có Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chỉ thị này một lần nữa yêu cầu phải thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan, trường đại học, khu sản xuất công nghiệp… ra ngoài khu vực trung tâm thành phố.
Trước đó vào ngày 30/12/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM, trong đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục thực hiện lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau di dời để ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.
Vào ngày 2/6/2023 vừa qua, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 87/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Tại Nghị quyết 87, Chính phủ giao UBND thành phố phối hợp các Bộ lập Kế hoạch di dời các cơ sở công nghiệp theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành (quỹ đất sau di dời ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội); Kế hoạch di dời các trường đại học theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành, hoàn thành trong năm 2023.
Vậy tại sao việc di dời trụ sở cơ quan nhà nước, các trường đại học, đặc biệt là các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất khỏi đô thị để bảo đảm an toàn môi trường, giao thông, trật tự, phòng chống cháy nổ... đã được đặt ra từ cách đây hàng chục năm nhưng thực tế triển khai lại vô cùng chậm chạp?
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản bán lẻ TP.HCM: Kẻ rời đi, người tìm đến vị trí đắc địa
Thị trường bất động sản bán lẻ tại TP.HCM đang cho thấy sự bùng nổ của các thương hiệu xa xỉ, các dự án có vị trí đắc địa tiếp tục được săn đón cùng xu hướng mang đến trải nghiệm kết hợp cho người tiêu dùng.
Những chuyển biến mạnh mẽ của thị trường mặt bằng nhà phố cho thuê tại TP.HCM cũng như hàng loạt những thương hiệu xa xỉ lớn gia nhập vào thị trường Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cho thấy phân khúc mặt bằng bán lẻ cho thuê đang trong giai đoạn thay đổi mạnh mẽ.
Theo khảo sát của PV, hiện nay có một số thương hiệu lớn đã đưa ra quyết định rời bỏ những mặt bằng nhà phố có vị trí đắc địa tại khu trung tâm quận 1, TP.HCM. Những kế hoạch này đã được các doanh nghiệp đưa ra từ lâu, tùy vào những thay đổi của tình hình kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của một thương hiệu.
Theo số liệu từ Savills, giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại ở TP.HCM vẫn giữ đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 3,2 triệu đồng/m2/tháng đối với khu vực trung tâm. Trong khi đó, giá thuê tại khu vực bán trung tâm chỉ chưa bằng một nửa.
Những mặt bằng nhà phố vực mua sắm chính như quận 1, 3, 10 vẫn thu hút các thương hiệu, đặc biệt những căn góc trong khu vực sầm uất, mặt tiền rộng, hoạt động tách biệt với không gian riêng tư của chủ nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ngành vật liệu xây dựng tiếp tục “kêu cứu”
Sáng 10/6, Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với các Hội, Hiệp hội vật liệu xây dựng tổ chức tọa đàm “Thị trường vật liệu xây dựng - những điểm nghẽn và giải pháp”.
Đầu tư công - vốn được coi là nguồn lực dẫn dắt cho đầu tư tư nhân phát triển - hiện giải ngân rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt gần 14,7% kế hoạch năm. Mức này mới đạt gần 15,7% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ 2022 (18,48%). Sẽ rất khó có đột phá tăng trưởng GDP trong QII. (BT Tài chính Hồ Đức Phớc, ngày 25/5).
Ngành vật liệu xây dựng điển hình như xi măng, sắt thép, bê tông, gốm sứ xây dựng... đang lâm vào cảnh khó khăn do thị trường bất động sản “đóng băng”, kỳ vọng vào đầu tư công vẫn chưa khởi sắc, các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa được khơi thông...
Ông Lương Đức Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, 5 tháng đầu năm sản lượng ngành xi măng sụt giảm 20%. Ông Long cũng đưa ra những khó khăn mà ngành xi măng đang phải đương đầu trong bối cảnh hiện nay.
Cái khó lớn nhất đối với ngành xi măng hiện tại là không tiêu thụ được sản phẩm do tắc nghẽn đầu ra, trong đó có sự tắc nghẽn trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ hai là chi phí đầu vào và logistics tăng làm giảm sức cạnh tranh.
Thứ ba là các giải pháp giảm chi phí, tìm nguồn hỗ trợ từ chính sách, ví dụ như sử dụng chất thải làm nguyên, nhiên liệu, điện thay thế (khó khăn về thủ tục triển khai, ưu đãi vay vốn/thuế các ưu đãi khác của Nhà nước…).