Lo ngại chung cư có thời hạn, dân đồng loạt ngừng tìm mua
Theo dữ liệu mới công bố từ chuyên trang bất động sản Chợ Tốt Nhà, các chỉ số quan tâm và tìm kiếm căn hộ chung cư trong quý II/2022 tại TP.HCM đã giảm đồng loạt trên toàn bộ các phân khúc từ bình dân, trung cấp và cao cấp.
Theo đại diện Chợ Tốt Nhà, có 3 yếu tố tác động tới nguồn cầu căn hộ. Một, các ngân hàng thắt chặt tín dụng. Hai, yếu tố giá đang trên đà tăng hoặc vẫn duy trì ở mức cao tại đa số các khu vực. Ba, những nghi ngại vấn đề sở hữu pháp lý từ đề xuất về thời hạn sở hữu chung cư của Bộ Xây dựng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Làm thế nào để bình ổn thị trường bất động sản những tháng cuối năm?
Các chuyên gia đánh giá, giai đoạn hiện tại không chỉ là giai đoạn thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, diễn biến chững lại mà còn là giai đoạn biểu hiện rõ nét của sự bất ổn. Điều này được chứng minh qua tình trạng mất cân đối cung - cầu, giá nhà tăng nóng, đầu cơ, bong bóng bất động sản diễn ra thường xuyên…
Chia sẻ với Reatimes, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, sự bất ổn trên thị trường bất động sản thể hiện qua việc thiếu trầm trọng nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tại TP.HCM năm 2020, nhà ở vừa túi tiền chỉ chiếm 1% tổng nguồn cung nhà ở, đến năm 2021 thì xuống còn 0%. Trong khi đó, phân khúc cao cấp lại chiếm 74%, phân khúc trung cấp chiếm 26%. Trong 5 năm qua, sự khan hiếm nhà ở liên tục trong tình trạng báo động đỏ đã dẫn đến giá nhà tăng quá khả năng của đa số người dân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển đô thị biển bền vững
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, bao gồm diện tích vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán rộng trên 01 triệu ki-lô-mét vuông tạo nên lợi thế địa - kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng. Với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển với diện tích tự nhiên là 126.747km2, dân số (2019) là 49,1 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 51,0% dân số cả nước, tập trung ở 04 vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (BTB-DHMT), vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Số lượng đô thị có biển (2020) từ loại IV trở lên gồm 41 đô thị, tập trung ở ĐBSH 07 đô thị, ở BTB-DHMT 25 đô thị, ở ĐNB 03 đô thị và ĐBSCL 06 đô thị. Trong đó có 03 đô thị lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh hiện được xác định là cực tăng trưởng của 03 vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSH, BTB-DHMT và ĐNB.
Bài viết tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm của đô thị biển, một số tính chất và tồn tại trong quá trình phát triển của đô thị biển Việt Nam hiện nay và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển bền vững đô thị biển trong thời kỳ mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản giảm
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam - CSS nửa cuối năm 2022 giảm 7 điểm so với nửa đầu năm, từ 47 giảm còn 40. Mà mức độ lạc quan của người tiêu dùng giảm mạnh nhất khi đề cập đến khả năng tăng giá bất động sản trong tương lai, cụ thể giảm 22 điểm và các chính sách hiện tại của Chính phủ giảm 9 điểm...
Báo cáo Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản (được Batdongsan.com.vn công bố định kỳ 2 lần/năm) dựa trên 6 yếu tố: Mức độ hài lòng về thị trường, khả năng mua nhà, tình hình thị trường, lãi suất vay mua nhà, chính sách của Chính phủ và giá bất động sản trong tương lai.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bài 2: Xóa sổ dự án “treo” - Luật đã có, vì sao khó thực thi?
Có thể nói, việc tiến hành thi công, xây dựng các dự án, các công trình là điều vô cùng cần thiết, cũng là một trong những yếu tố tất yếu để thúc đẩy sự phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Song đây cũng là điều đáng lo ngại nhất hiện nay, khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dự án không thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch.
Đáng chú ý phải kể đến tại Hà Nội, theo một thống kê gần đây, thành phố có hơn 370 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý các tồn tại hay thu hồi đất vàng ở những dự án này vẫn là điệp khúc chưa có hồi kết.
Luật Đất đai từ 1993, 2003, 2013 đều quy định nếu dự án quá 1 năm không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng theo tiến độ được duyệt thì sẽ bị thu hồi, nhưng trên thực tế, số dự án thu hồi được rất ít. Dự án “treo” vẫn tồn tại nhan nhản rải khắp các huyện ngoại thành Hà Nội cho đến cả khu vực các quận nội đô. Có những dự án đã nằm đắp chiếu, phơi sương từ 10 - 20 năm, tạo thành những mảng màu nhếch nhác giữa lòng Thủ đô.